Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo Nikkei, sau khi đại dịch Covid-19 cho thấy mối rủi ro của việc chuỗi cung ứng tập trung ở một khu vực, đặc biệt là Trung Quốc, chính phủ Nhật Bản đã chứng kiến sự quan tâm mạnh mẽ tới các khoản trợ cấp nhằm đưa hoạt động sản xuất của các công ty về nước.
Nhật Bản đã tung ra chương trình trị giá 220 tỷ yên (2,07 tỷ USD) trong ngân sách bổ sung cho năm tài chính 2020 nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất trong nước.
Trong vòng đầu tiên kết thúc vào tháng 6, chính phủ đã phê duyệt 57 dự án với tổng giá trị 57,4 tỷ yên, chiếm hơn một nửa trong số 90 số đơn đăng ký từ các công ty.
Ở vòng thứ 2 kết thúc vào tháng 7, số lượng công ty quan tâm tới chương trình trên tăng vọt, lên tới 1.670 công ty, tương ứng với khoản ngân sách 1,76 nghìn tỷ yên, cao gấp 11 lần số tiền còn lại trong ngân sách.
Danh sách công ty được chọn vòng 2 sẽ được công bố trong tháng 10 sau khi được các chuyên gia xét duyệt.
Theo Nikkei, dù chính phủ Nhật hiện chưa có kế hoạch dành thêm kinh phí cho chương trình hỗ trợ này, nhưng một số ứng viên tiềm năng kế nhiệm Thủ tướng Abe Shinzo đã nhắc đến các kế hoạch hỗ trợ để đa dạng hóa chuỗi cung ứng.
Được biết, các khoản trợ cấp sẽ được áp dụng cho việc sản xuất hàng hóa quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng hoặc được sản xuất phần lớn ở một số quốc gia cụ thể. Nhiều dự án đã được phê duyệt liên quan đến khẩu trang và các sản phẩm y tế. Trợ cấp bao gồm một phần chi phí nhất định, tối đa 15 tỷ yên cho mỗi dự án.
Trung Quốc vốn luôn đóng một vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, nhưng căng thẳng thương mại với Mỹ, cộng với dịch bệnh hoành hành từ đầu năm đã khiến vị thế này của quốc gia tỷ dân đang bị đe dọa.
Thêm vào đó, Trung Quốc hiện đã mất dần sức hấp dẫn với tư cách là một địa điểm sản xuất khi chi phí lao động ở đây tăng lên. Trong một cuộc khảo sát năm 2019 của Hiệp hội Xúc tiến Thương mại Nhật (JETRO), nếu chi phí sản xuất tại Nhật được tính là 100 điểm, chi phí sản xuất tại Trung Quốc ước tính 80 điểm còn Việt Nam cũng đang ở mức 74 điểm.
Các công ty Nhật Bản là những đối tác đầu tiên cân nhắc việc "rút lui" khỏi Trung Quốc.
Giáo sư kinh tế tại Đại học Waseda ở Tokyo Yasuyuki Todo cho biết: “Các chính sách bảo hộ đã phổ biến ngay cả trước khi có đại dịch Covid-19, nhưng cú sốc từ đại dịch đã đẩy mạnh thêm những chính sách này”.
Đại diện của một trong những công ty được nhận hỗ trợ của chính phủ Nhật đã chia sẻ rằng: "Chúng tôi đã quyết định chuyển sản xuất về trong nước ngay cả khi không được trợ cấp".
Ace Japan nằm trong số các công ty nhận được trợ cấp trong vòng đầu tiên. Công ty sẽ khởi công xây dựng nhà máy ở tỉnh Yamagata vào mùa hè năm sau, chủ yếu sản xuất nguyên liệu thành phần thuốc mà trước đây họ phải nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc.
Iris Ohyama cũng nằm trong danh sách những công ty nhận trợ cấp đợt đầu. Công ty này đã dùng số tiền hỗ trợ của chính phủ để sản xuất khẩu trang ngay trong nước. Trước đây công ty có các các cơ sở sản xuất ở Tô Châu và Đại Liên của Trung Quốc.
Xem thêm >> Bão Haishen tàn phá Nhật Bản, hai người Việt mất tích
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.