Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Đánh giá về đề xuất tăng thuế giá trị gia tăng từ 10 - 12% đối với xe, phụ tùng và phụ kiện do Bộ Tài chính Việt Nam đưa ra mới đây, EuroCham cho rằng việc này sẽ tạo ra những tác động tiêu cực và tạo gánh nặng lên nền kinh tế Việt Nam.
EuroCham đề nghị Chính phủ Việt Nam xem xét kỹ lưỡng đề xuất này và "phải có một lộ trình dài hơn để tăng thuế cho phù hợp với nền kinh tế và mức thu nhập của người dân".
Hiệp hội cũng cho rằng đề xuất cấm xe máy tại Hà Nội "không phải là cách hiệu quả để giải quyết kẹt xe, ô nhiễm và tai nạn giao thông". Ngược lại việc này còn có thể gây ra những thách thức lớn cho ngành sản xuất xe máy, vốn đã được đầu tư lâu dài tại Việt Nam, đóng góp to lớn cho cả thị trường nội địa và xuất khẩu.
Đối với vấn đề bảo vệ sở hữu trí tuệ ngành ô tô – xe máy, EuroCham nhận xét việc vi phạm sở hữu trí tuệ tại Việt Nam vẫn là vấn đề nghiêm trọng cả về số lượng và chất lượng. Các hoạt động xâm phạm ngày càng trở nên phức tạp, khó phát hiện và kiểm soát.
"Xe máy cao cấp được sản xuất bởi các công ty của chúng tôi đang bị sao chép. Với ưu tiên ‘bắt chước hơn là đổi mới’, một số công ty đang cố gắng kinh doanh trên ấn tượng của các sản phẩm và gây nhầm lẫn cho công chúng với các sản phẩm ban đầu. Hoạt động này không chỉ vi phạm các quy định về sở hữu trí tuệ liên quan đến kiểu dáng công nghiệp mà còn gây ra cạnh tranh không lành mạnh.
"Chúng tôi cũng lưu ý rằng vi phạm các quyền sở hữu trực tuyến đang trở nên nghiêm trọng hơn với sự phát triển của người sử dụng internet tại Việt Nam", EuroCham đánh giá.
Hiệp hội kiến nghị Chính phủ Việt Nam cần tăng cường bảo vệ và đảm bảo thi hành việc bảo vệ kiểu dáng công nghệp và thiết kế sản phẩm bằng các biện pháp mạnh như: truy tố hình sự đối với hành vi vi phạm thiết kế, tăng hình phạt đối với việc xâm phạm sở hữu trí tuệ (bao gồm các sản phẩm giả mạo)…
Bộ Y tế vừa qua đã có đề xuất thành lập Quỹ Cải thiện Sức khỏe cộng đồng và áp dụng khoản đóng góp bắt buộc (tương đương 1 – 2% giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt) đối với đồ uống có cồn (gồm bia và rượu mạnh).
Theo đánh giá của EuroCham, kinh nghiệm của các quốc gia khác cho thấy những quỹ tương tự như Quỹ Cải thiện Sức khỏe cộng đồng nêu trên hoàn toàn không có hiệu quả.
"Chính sách này thiếu sự giám sát và trách nhiệm giải trình trước công chúng và vì đây không phải là một phần của ngân sách chính phủ, do đó có thể gây ra phân bổ sai và lạm dụng", EuroCham nêu quan điểm.
Theo EuroCham, hiệu quả của Quỹ thuốc lá tại Việt Nam cũng đang được thảo luận vì thiếu đánh giá toàn diện và kiểm toán. Do vậy, Chính phủ cần xem đây như một tiền lệ để tham chiếu trong việc xem xét thiết lập quỹ các đồ uống có cồn. Tiểu ban Rượu vang và Rượu mạnh của EuroCham kêu gọi Bộ Y tế tham vấn cộng đồng với các bên liên quan về vấn đề này.
Theo báo cáo của Tiểu ban Thuốc Generic Chất lượng Quốc tế, Nghị định 54/2017/NĐ-CP có quy định về quyền tổ chức các hội thảo giới thiệu thuốc hoặc hội thảo thông tin thuốc của các văn phòng đại diện như sau: "Các doanh nghiệp dược phẩm không được tổ chức hội nghị, hội thảo và mời bác sĩ đến báo cáo tại hội nghị, hội thảo và thông tin về thuốc được đăng ký".
Tuy nhiên, Điều 16.1 Thông tư 13/2009/TT-BYT lại hướng dẫn: văn phòng đại diện đã đăng ký hoạt động về lĩnh vực dược tại Việt Nam có quyền tổ chức hội thảo giới thiệu với cán bộ y tế các thuốc đã được phép sản xuất, lưu hành ở nước khác.
Sự mâu thuẫn về quy định trong 2 văn bản này đang khiến các doanh nghiệp dược rơi vào thế "không biết đường nào mà lần".
Còn theo báo cáo của Tiểu ban Dược phẩm, Nghị định 54 đã đưa ra nhiều giới hạn khiến các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FIE) có thể nhập khẩu sản phẩm nhưng lại bị hạn chế nhiều chức năng khác.
"Chúng tôi ghi nhận việc Việt Nam muốn dành quyền phân phối cho công ty 100% vốn Việt Nam. Tuy nhiên, với việc mở rộng định nghĩa ‘phân phối’, các dịch vụ kho bãi và vận tải do FIE cung cấp vốn đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm có khả năng không thể tiếp tục kinh doanh. Do đó, các doanh nghiệp dược nước ngoài có thể gặp khó khăn trong việc tìm đối tác đáp ứng yêu cầu chất lượng và tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế. Từ đó có rủi ro ảnh hưởng đến tính liên tục của nguồn cung và chất lượng sản phẩm", Tiểu ban Dược phẩm cho hay.
Do vậy, Tiểu ban kiến nghị tạo ra mô hình FIE khả thi và khung pháp lý rõ ràng cho doanh nghiệp dược nước ngoài thành lập pháp nhân tại Việt Nam với các quyền đi kèm sao cho hợp lý và tối đa nguồn lực kinh tế.
"Chúng tôi kiến nghị Văn phòng đại diện có thể duy trì những quyền hiện tại để tiến hành hoạt động thông tin về thuốc và trực tiếp thuê trình dược viên để thực hiện hoạt động đó. Những nhà đầu tư nước ngoài hiện hoạt động, có giấy phép cung cấp dịch vụ kho bãi và vận tải cùng các dịch vụ liên quan nên được tiếp tục có các quyền đó tại Việt Nam", Tiểu ban Dược phẩm đề xuất.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.