'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tham vọng dẫn đầu
Với sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực xây dựng hạ tầng, xây dựng nền móng công trình trở thành một ngành không thể thiếu. FECON là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực này tại Việt Nam - nổi danh với các dự án như BOT Phủ Lý, Nhà máy Nhiệt điện Long Phú, The Manor Central Park Hoàng Mai, Nhà máy Xử lý nước thải Tham Lương – Bến Cát…
5 năm trở lại đây, lợi nhuận của FECON không ngừng tăng trưởng. Từ mức vỏn vẹn 4,4 tỷ đồng năm 2008, FECON lãi ròng 141 tỷ đồng năm 2015. Tốc độ tăng trưởng bình quân lên tới 64%/năm trong 7 năm. Vốn điều lệ của Công ty cũng tăng chóng mặt từ mức 32 tỷ đồng năm 2008 lên mức 457 tỷ đồng tính đến cuối năm 2015. FECON là một trong những trường hợp tăng vốn tương đối hiệu quả trên thị trường chứng khoán hiện nay, căn cứ vào tăng trưởng lợi nhuận và tên tuổi trong lĩnh vực hoạt động của Công ty.
Theo báo cáo tài chính chưa kiểm toán, năm 2015 FECON lãi ròng 141 tỷ đồng, tương đương 84% kế hoạch mà Đại hội cổ đông thường niên 2015 đã đề ra. Cổ phiếu FCN cũng là một khẩu vị ưa thích của khối ngoại khi Công ty về cơ bản đã kín room trong khi chờ loạt trái phiếu chuyển đổi phát hành cho đối tác ngoại được chính thức đáo hạn.
Không giấu tham vọng dẫn đầu lĩnh vực hạ tầng vào năm 2020, FECON dự kiến đặt mục tiêu tăng trưởng tới 45% trong năm 2016 với chỉ tiêu doanh thu hợp nhất 2.600 tỷ đồng.
Gánh nặng nợ nần
Mặc dù tình hình kinh doanh khả quan, không thể phủ nhận FECON cũng như các doanh nghiệp trong ngành vẫn đang phải đối mặt với gánh nặng nợ vay.
Tại thời điểm cuối năm 2015, số dư nợ vay ngắn và dài hạn của FECON là 1.068 tỷ đồng, tăng 93,5% so với số dư đầu năm. Trong đó, có 368 tỷ đồng là trái phiếu chuyển đổi.
Tỷ lệ Nợ/vốn chủ sở hữu của FECON đạt 2,5 lần. Đương nhiên, sau khi chuyển đổi trái phiếu sang cổ phiếu, tỷ lệ này có cơ hội giảm xuống.
Số dư nợ vay ngay lập tức phản ánh vào kết quả kinh doanh năm 2015 của Công ty. Chi phí tài chính của FECON năm 2015 lên tới 148 tỷ đồng, gấp 4,8 lần năm 2014. Trong đó, chi phí lãi vay là 55,5 tỷ đồng, gấp đôi năm 2014.
Một điểm tích cực của FECON là khả năng thanh toán ngắn hạn, thể hiện ở chỉ số tương đương đạt 1,5 lần, được cho là tương đối an toàn. Gần một nửa tài sản ngắn hạn của FECON tồn tại dưới khoản mục Phải thu ngắn hạn khách hàng (917 tỷ đồng).
Hiện tại chủ nợ lớn nhất của FECON là Ngân hàng BIDV với 232 tỷ đồng cho vay ngắn hạn. Đây là khoản vay tín chấp nằm trong hạn mức 300 tỷ đồng để bù đắp đầu tư máy móc thiết bị.
Ngoài ra, FECON cũng ký với Vietcombank hợp đồng tín dụng với hạn mức 500 tỷ đồng nhằm bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh với thời hạn tối đa 8 tháng cho mỗi khoản vay. Tuy nhiên, tính đến cuối năm 2015, FECON mới chỉ vay Vietcombank hơn 100 tỷ đồng trong khuôn khổ hợp đồng tín dụng này. Không ngoại trừ việc Viecombank sẽ tiếp tục giải ngân trong thời gian tới cho FECON, tăng số dư nợ vay của Công ty.
Dòng tiền kinh doanh âm
Một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của một công ty chính là dòng tiền mà hoạt động kinh doanh mang lại. Trong một số trường hợp, một số công ty mặc dù có kết quả kinh doanh thua lỗ, dòng tiền vẫn về đều đặn trang trải cho các chi phí trong kỳ, thì công ty vẫn tạm yên tâm.
Tuy nhiên, với FECON, dòng tiền kinh doanh lại không thực sự khả quan.
Năm 2015, dòng tiền hoạt động kinh doanh của Công ty âm 280 tỷ đồng (năm 2014 âm 60 tỷ đồng). "Tội đồ" lớn nhất của thực trạng này là biến động khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho.
2 năm trở lại đây, số dư Phải thu khách hàng của FECON luôn ở mức trên 900 tỷ đồng. Cũng lưu ý, cuối năm 2013, số dư này của Công ty chỉ ở mức 306 tỷ đồng.
Hàng tồn kho cuối năm 2015 của FECON cũng tăng vọt từ mức 156 tỷ đồng lên 389 tỷ đồng - chủ yếu là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Dòng tiền kinh doanh âm, trong khi tham vọng mở rộng đầu tư chưa có dấu hiệu ngừng lại, các hoạt động của FECON đều phải trông chờ vào dòng tiền từ hoạt động tài chính (chủ yếu là các khoản vay nợ, phát hành trái phiếu) mang lại. Năm 2015, dòng tiền từ hoạt động "thứ yếu" này mang lại cho FECON tới 468 tỷ đồng.
Năm 2015, lần đầu tiên sau 11 năm, FECON chính thức bước ra thị trường nước ngoài khi đấu thầu thành công Gói thầu Xử lý nền dự án mở rộng cảng Thilawa – Myanmar và bắt tay với công ty xây dựng địa phương thành lập Công ty liên doanh FECON – Rainbow – Công ty đầu tiên của FECON ở nước ngoài. Việc mở rộng kinh doanh và những triển vọng trong tương lai của FECON một lần nữa đặt Công ty trước những cơ hội huy động vốn (phát hành cổ phiếu/trái phiếu) - và tiếp tục chịu những áp lực xung quanh vấn đề nợ vay.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.