Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Theo các nhà phân tích tại Goldman Sachs, giá vàng và giá đồng sẽ tăng vọt và tăng mạnh nhất trong các mặt hàng hóa sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ bắt đầu cắt giảm lãi suất.
“Đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên của Fed trong năm nay sẽ thúc đẩy sự tăng giá ngay lập tức của nhiều loại kim loại, đặc biệt là đồng với mức tăng 6%, tiếp theo là vàng với 3%”, các nhà phân tích của Goldman Sachs cho biết trong báo cáo ngày 20/2 vừa qua.
Trước đó, Ngân hàng Citi cũng đưa ra nhận định giá vàng thế giới có thể bật tăng lên 3.000 USD/ounce trong thời gian từ 12 – 18 tháng tới.
Ở thời điểm hiện tại, giá vàng vẫn đang giữ mức ổn định và neo trên 2.000 USD/ounce. Trong phiên giao dịch rạng sáng 22/2, vàng giao ngay ở mức 2.023 USD/ounce trong khi vàng tương lai giao dịch ở mức 2.035 USD/ounce.
Tuy nhiên, biên bản cuộc họp tháng 1 mới được Fed công bố vào ngày 21/2 nhấn mạnh rằng “vẫn còn quá sớm để cắt giảm lãi suất”. Các quan chức Fed đã nêu rõ quan điểm sẽ không cắt giảm lãi suất quá nhanh khi “chưa chắc đã giành chiến thắng trong cuộc chiến chống lạm phát”.
Những dữ liệu về giá tiêu dùng và giá sản xuất chỉ ra lạm phát vẫn đang nóng hơn dự kiến và vẫn vượt xa mục tiêu 2% trong 12 tháng của Fed.
Cụ thể, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2024 của Mỹ ghi nhận tăng 0,3% so với tháng 12/2023 và tăng 3,1% so với cùng kỳ. CPI lõi không bao giá thực phẩm và năng lượng tăng 0,4% so với tháng 12/2023 và 3,9% so với cùng kỳ.
Chỉ số giá sản xuất (PPI) cũng ghi nhận tăng 0,3% trong tháng 1/2024, mức tăng lớn nhất kể từ tháng 8/2023.
Ngoài ra, nền kinh tế Mỹ vẫn đang tăng trưởng với tốc độ ổn định 2,5% trong năm ngoái cũng củng cố cho lập trường cứng rắn về lãi suất của Fed. Chủ tịch FED Jerome Powell từng khẳng định: “Với nền kinh tế mạnh mẽ như hiện nay, chúng tôi cảm thấy mình có thể tiếp cận câu hỏi ‘khi nào nên bắt đầu giảm lãi suất’ một cách thận trọng”.
Trước những động thái kể trên, thị trường cũng bắt đầu thận trọng hơn trong việc dự đoán đường đi của lãi suất. Thay vì 6 đợt như những dự đoán trước đó, hiện nhiều chuyên gia cho rằng Fed sẽ có 4 đợt cắt giảm lãi suất trong năm nay với đợt cắt giảm đầu tiên là vào tháng 6 mà không phải là vào tháng 3 tới.
Trong khi vẫn chưa rõ Fed sẽ cắt giảm lãi suất khi nào và cắt giảm bao nhiêu điểm %, thị trường vẫn đặt cược vào đà tăng của giá vàng. Theo các nhà phân tích của Citi, giá vàng còn được hỗ trợ bởi xu hướng phi USD hóa.
Trong thời gian qua, khủng hoảng niềm tin vào đồng USD đã khiến nhiều ngân hàng trung ương tích cực đa dạng hóa dự trữ, đặc biệt là vàng. Theo Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), tổng nhu cầu vàng đã đạt 4.899 tấn – mức cao nhất kể từ năm 2010 và dự kiến nhu cầu sẽ tiếp tục tăng vào năm 2024.
Ngoài ra, các ngân hàng trung ương thế giới đã duy trì hai năm liên tiếp mua dự trữ hơn 1.000 tấn vàng. Nếu con số này tăng gấp đôi lên 2.000 tấn, giá vàng có thể sẽ tăng lên 3.000 USD/ounce, ông Aakash Doshi, trưởng bộ phận phân tích hàng hóa Bắc Mỹ tại ngân hàng Citi, nhận định.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.