'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Thông tư 33/2017/TT-BTMT, có hiệu lực từ ngày 5/12/2017, bổ sung thêm trường hợp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) ghi tên các thành viên trong gia đình cùng sử dụng đất.
Ngay sau khi thông tin sổ đỏ phải ghi tên các thành viên trong gia đình đã gây nhiều tranh cãi và nhiều ý kiến cho rằng điều này làm tăng các thủ tục hành chính, gây phiền hà cho người dân khi làm sổ đỏ, từ đó phát sinh những tiêu cực và cuối cùng vẫn người dân chịu thiệt.
Trao đổi với Infonet bên hành lang Quốc hội chiều 22/12, Đại biểu Trương Minh Hoàng (Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội) cho rằng, việc ghi tên các thành viên trong sổ đỏ là cần thiết. Bởi trên thực tế nhiều vụ việc ra tòa, kiện tụng liên quan tranh chấp quyền sử dụng đất liên tục và rất nhiều.
"Thậm chí bản thân tôi cũng đang tiếp nhận một vài vụ việc như vậy. Đó là trường hợp người mẹ bán đất sau khi chồng chết. Bà mẹ ấy có 2 người con, 1 người đi nghĩa vụ quân sự, con còn lại ở nhà. Sự việc dẫn đến kiện tụng khi người con đi nghĩa vụ quân sự khẳng định không ký, chữ ký của người con ở nhà thì cũng đang nghi ngờ đúng hay không, người cha mất không đối chiếu được. Tòa buộc phải xử lý. Trước diễn biến đất đai phức tạp như bây giờ việc quy định chặt chẽ đưa vào quy định đưa vô tạo thuận lợi cho việc giải quyết tranh chấp sau này", ông Hoàng kể lại.
Ông Hoàng dẫn chứng, ví dụ một cô gái về làm dâu, mặc dù tài sản tôi không làm ra trực tiếp nhưng gián tiếp tạo ra khối tài sản trong nhà thông qua việc nấu ăn, chăm sóc con cái, gia đình… Do đó công sức của người con dâu đó cũng phải được ghi nhận ở trong gia đình.
"Việc liệt kê như thế là cần thiết, sau này hưởng quyền thừa kế, thứ nữa có tranh chấp xảy ra thì người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đặc biệt nếu vợ chồng, con dâu ly hôn thì đều được hưởng tài sản. Sau này nếu một thành viên nào đó trong gia đình mang giấy đó đi cầm cố, sang nhượng mà không có tất cả các thành viên trong sổ ký thì việc mua bán đó không có giá trị", ông Hoàng nói.
Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật thì trong cuộc sống hiện nay nhiều vấn đề có khả năng xảy ra. Do đó, đây là cách nên làm nhưng mà cũng phải tránh tình trạng khi Thông tư ra đời làm phát sinh thêm thời gian, thủ tục hành chính, chi phí cho người dân.
Khía cạnh thứ 2, theo ông Hoàng, việc yêu cầu các thành viên đều đứng tên trong sổ đỏ cũng là cách góp phần đấu tranh phòng chống tham nhũng. Bởi việc này cũng là một cách để kiểm kê tài sản của những người cần phải kê tài sản. "Chẳng hạn như tuổi tôi giờ nhiều người lên chức, vì lý do này lý do này kia muốn tài sản không liên quan đến mình thì cho con đứng tên. Rõ ràng với quy định này cần thiết để ngăn chặn lợi dụng kẽ hở hiện nay nhằm tẩu tán tài sản, không kê khai hoặc cố tình không kê khai tài sản."
"Mong làm sao, Thông tư mới này nếu như dưới góc độ bảo vệ quyền lợi của những thành viên trong gia đình liên quan, thứ 2 để góp phần trong công tác phòng chống tham nhũng nghĩa là cần thiết. Tuyệt đối không làm phát sinh thêm thủ tục, mất thời gian, tăng chi phí cho người dân", đại biểu Trương Minh Hoàng nhấn mạnh.
Trong khi đó, trả lời báo giới GS. Đặng Hùng Võ lại cho rằng, những người đề xuất chuyện này không có hiểu biết gì về pháp luật dân sự. Bởi lẽ đối với con cái trong gia đình thì trong Bộ luật dân sự đã nói về quyền thừa kế. Con cái được nhận thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật, con cái không có công đóng góp vào tài sản chung của bố mẹ nên không thể ghi vào là chủ tài sản.
Việc thêm tên các con vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đồng nghĩa với việc chúng ta phải xác định rõ ràng được sự đóng góp của từng người con trong tài sản chung đó. Và theo GS. Đặng Hùng Võ, điều này là không thể.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.