'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Đây quan điểm về việc cần chấp nhận giá điện LNG biến động theo cơ chế thị trường của Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam Nguyễn Quốc Thập tại Diễn đàn “Hiện thực hoá mục tiêu phát triển Điện khí LNG theo Quy hoạch Điện VIII” ngày 7/12.
Giá điện LNG chắc chắn sẽ cao hơn nhiều
Ông Nguyễn Văn Phụng, Chuyên gia cao cấp về Thuế và Quản trị Doanh nghiệp cho rằng, "không có chuyện áp mức giá thấp cho điện khí LNG để bảo đảm khung giá điện thấp đi".
Theo ông Phụng, hiện cơ chế đàm phán giá điện với EVN đang thực hiện theo quy định của Bộ Công thương. dù dựa trên các yếu tố trong cơ cấu hình thành giá điện như chi phí đầu tư nhà máy điện, giá khí cho sản xuất điện, lợi nhuận cho phép, nhưng vẫn phải tuân thủ khung giá quy định, trong khi giá khí LNG trên thị trường có biên độ thay đổi rất lớn.
“Việc phát triển điện khí LNG ở Việt Nam đang gặp rất nhiều thách thức, như là chưa có cam kết bao tiêu sản lượng khí hàng năm, cam kết về hệ thống truyền tải và đấu nối điện của dự án,…thế nhưng, những thách thức đó sẽ giải quyết được nếu như chúng ta có nhận thức đầy đủ, toàn diện, có sự thay đổi tư duy về giá điện”, ông Phụng nhấn mạnh.
Vì vậy, theo ông Phụng: “Cần phải loại bỏ tư duy lâu nay các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang sử dụng để sản xuất ra điện như là than, là nắng, là gió, là khí, là dầu, là thủy điện,… thuộc quyền sở hữu toàn dân, cho nên điện sinh hoạt của người dân phải để mức thấp nhất, thậm chí Nhà nước phải bù cho dân. Thay đổi được tư duy này, chúng ta mới có cơ hội xóa bỏ tương quan bất hợp lý trong giá điện sinh hoạt lâu nay”.
Khẳng định giá thành sản xuất điện từ khí LNG chắc chắn cao hơn nhiều so với điện được sản xuất ra từ các nguồn điện khác, ông Phụng góp ý, khung giá, mức giá cụ thể cần được xây dựng trên các yếu tố cấu thành giá điện khí LNG (chi phí đầu tư nhà máy điện, chi phí vận hành tiêu chuẩn, giá LNG tại một thời điểm xác định là cơ sở), hệ số điều chỉnh theo thị trường khi có biến động giá LNG.
Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh tỏ ra lo ngại với quan điểm này. Ông cho rằng, chúng ta nói đến giá điện theo thị trường, nhưng giá thị trường chỉ có khi chúng ta có thị trường, bao gồm việc mua bán khí phải theo thị trường, và giá điện bán lẻ phải theo thị trường.
Hiện thị trường điện đang ở giai đoạn bán buôn điện cạnh tranh (được đưa vào vận hành chính thức từ ngày 1/1/2019). Một trong những mục tiêu là xóa bỏ vị thế độc quyền của EVN trong khâu mua buôn điện từ các nhà máy điện, thêm vào đó đã có thêm các đơn vị mua buôn điện khác ngoài EVN tham gia thị trường điện. Song đến nay, mục tiêu này vẫn chưa đạt được vì 5 đơn vị mua buôn điện ngoài EVN đều là các tổng công ty điện lực 100% vốn của EVN.
Trong khi đó, thị trường bán lẻ điện cạnh tranh dù rục rịch từ lâu nhưng đến nay vẫn còn rất mông lung, khó hoàn thành mục tiêu…
Điện khí LNG còn nhiều rào cản
Ông Phụng khẳng định, việc phát triển điện khí LNG tại Việt Nam trong thời gian tới là vấn đề không cần phải tranh luận, bàn cãi nhiều về sự cần thiết hay tính cấp bách. Vấn đề cần bàn luận là về các giải pháp chính sách cũng như các công việc cần phải làm để thực hiện nó.
Tuy vậy, theo PGS.TS Ngô Trí Long, dù được xác định là giải pháp “xanh” trong chuyển dịch năng lượng bền vững nhưng nguồn điện này cũng đang gặp phải không ít thách thức để phát triển.
Hiện nay, tiêu thụ khí của điện rất thấp, năm sau thấp hơn năm trước khi điện khí thường xuyên không được ưu tiên huy động. Năm 2023, dự kiến tiêu thụ khí của điện giảm khoảng 18% so với năm 2022 và được dự báo tiếp tục giảm trong năm 2024, ảnh hưởng đến sản xuất, đưa khí về bờ. Tổng lượng khí về bờ của PV GAS trong năm 2024 dự báo chỉ khoảng 6,3 tỷ m3, thấp hơn nhiều so với mức dự kiến 7,7 tỷ m3. Cùng với đó, các cơ chế để cung cấp LNG cho điện hết sức khó khăn, dự báo trong năm 2024 vẫn chưa thể bán được LNG cho điện…
Hơn nữa, khuôn khổ pháp lý hiện hành cho các dự án LNG cho điện ở Việt Nam vẫn chưa được xây dựng hoàn chỉnh… Đặc biệt, thách thức lớn nhất là đàm phán Hợp đồng mua bán điện (PPA), việc đàm phán PPA phải thực hiện theo đúng quy định của Bộ Công Thương.
Chủ đầu tư sẽ phải đàm phán mua bán điện với EVN dựa trên chi phí đầu tư nhà máy, giá khí cho phát điện, lợi nhuận cho phép… Chi phí điện khí LNG cao, vì là nguồn khí an toàn, được nhiều quốc gia sử dụng nên giá LNG cũng khá cao. Việt Nam không chủ động được nguồn cấp LNG do phải nhập khẩu 100% loại nhiên liệu này.
Giá phát điện LNG cao hơn so với các nguồn điện khác nên gặp khó khăn trong tham gia thị trường điện và đảm bảo hiệu quả đầu tư. Giá khí hoá lỏng LNG đã tăng rất mạnh thời gian qua, giá nhập khẩu cao là trở ngại trong tương lai khi ký các hợp đồng mua bán điện giữa chủ đầu tư và EVN.
Hơn nữa, theo ông Long,. Trong bối cảnh địa chính trị thế giới có nhiều thay đổi, giá LNG biến động thất thường và vì thường chiếm tỷ lệ từ 70-80% giá thành điện năng sản xuất, nên việc xây dựng cơ chế giá phù hợp để thích nghi với những thay đổi giá nhiên liệu nhưng không tác động quá lớn tới giá bán lẻ điện là thách thức rất lớn với Việt Nam.
Hiện vẫn chưa có khung giá phát điện cho nhà máy phát điện khí LNG, cam kết tổng sản lượng điện mua hàng năm, chưa có cam kết bao tiêu sản lượng khí hàng năm, cam kết về hệ thống truyền tải và đấu nối của dự án…
TS. Nguyễn Quốc Thập, Chủ tịch Hội Dầu Khí Việt Nam nhấn mạnh, phát triển điện khí LNG vừa qua còn gặp nhiều thách thức thuộc 8 nhóm vấn đề.
Thứ nhất, thị trường tiêu thụ điện tăng chậm so với mục tiêu tại quy hoạch điện.
Thứ hai, thiếu khung pháp lý để hoàn thành đàm phán và ký kết các thỏa thuận pháp lý, kỹ thuật, thương mại giữa các chủ thể trong chuỗi dự án điện khí LNG.
Thứ ba, thách thức về vấn đề bảo lãnh Chính phủ. Bỏ bảo lãnh Chính phủ nhưng các doanh nghiệp lại chưa có đủ hành lang pháp lý để bảo lãnh thay thế.
Thứ tư, vấn đề bảo lãnh/bảo đảm chuyển đổi ngoại tệ, nội tệ và nghĩa vụ thanh toán quốc tế về nhập khẩu LNG.
Thứ năm, vấn đề ban hành khung giá phát điện cho nhà máy phát điện khí LNG vẫn còn đang nghiên cứu xem xét.
Thứ sáu, vấn đề cam kết tổng sản lượng. Thứ bảy, vấn đề cam kết đường dây truyền tải. Thứ tám là nguy cơ mất kiểm soát tiến độ của dự án.
“Các doanh nghiệp bao giờ cũng hướng tới lợi ích và mong muốn thị trường phải được phát triển lành mạnh, đảm bảo tính công bằng. Do đó, phát triển điện khí phải theo cơ chế thị trường, dưới sự điều tiết của nhà nước”, ông Long bày tỏ.
Còn ông Ánh nhấn mạnh, cần nhìn nhận lại từng khâu trong tiến trình phát triển điện khí LNG để đưa ra mức giá điện hợp lý, nếu không sẽ trở thành bài học đắt giá về phá vỡ quy hoạch như phát triển điện mặt trời thời gian qua khi làm ồ ạt giá cao nhưng không hiệu quả.
Quy hoạch điện VIII đặt mục tiêu chuyển đổi 18 GW điện than vào năm 2030 được thay thế bằng 14 GW điện khí LNG và 12-15 GW nguồn năng lượng tái tạo. Như vậy đến năm 2030 sẽ phát triển 23.900 MW điện khí LNG, tương đương tỷ trọng hơn 14,9% cơ cấu nguồn điện. Nhu cầu nhập khẩu LNG sẽ tăng lên, đạt khoảng 14-18 tỷ m3 vào năm 2030 và khoảng 13-16 tỷ m3 vào năm 2045. Phát triển điện khí LNG góp phần đảm bảo cung cấp điện ổn định cho hệ thống, giảm thiểu phát thải khí nhà kính tác động đến môi trường; là nguồn dự phòng khi tỷ trọng của các nguồn điện năng lượng tái tạo cao trong cơ cấu nguồn, không gặp tình trạng gián đoạn và phụ thuộc vào thiên nhiên như điện gió hay điện mặt trời. |
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.