Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Nhà đầu tư nhấp nhổm vì giá vàng
2023 hẳn là một năm khó quên đối với thị trường vàng trong nước và giới đầu tư vàng. Kể từ đầu năm đến nay, giá vàng liên tục tăng ở cả hai chiều mua vào – bán ra, thậm chí phá vỡ nhiều mốc cao kỷ lục.
Trong những ngày cuối năm, thị trường vàng còn sôi sục hơn nữa khi giá vàng miếng SJC bất ngờ tăng phi mã, vượt mốc 80 triệu đồng/lượng - mức cao chưa từng có trong lịch sử. Giá vàng biến động liên tục, tăng khoảng 4 – 5 triệu/lượng chỉ trong vài ngày. Kéo theo đó, chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng quốc tế cũng được nới rộng lên khoảng 18 triệu đồng/lượng.
Giá vàng tăng cũng tạo ra cơn sốt đu đỉnh. Trong lúc nhiều kênh đầu tư khác như chứng khoán, bất động sản hay gửi tiết kiệm chững lại, nhiều người đã quyết định “vào tiền” khi giá vàng miếng neo cao với hi vọng kiếm lời. Người ít thì mua dăm ba chỉ, người nhiều thì vài cây, số bỏ cả tiền tỷ mua vàng cũng có.
Đây không phải là câu chuyện mới, nó vốn trở thành một “thông lệ” của nhiều người mỗi khi thị trường vàng biến động, tăng giá mạnh. Hình ảnh những hàng dài người xếp hàng chờ mua vàng, các tiệm vàng tấp nập người mua kẻ bán, các nhà vàng “cháy vàng”, dù không còn rầm rộ như trước, nhưng vẫn luôn lặp đi lặp lại ở mỗi đợt tăng giá của vàng. Nhiều người mua vào với tâm lý giá vàng vẫn sẽ còn tiếp tục tăng và quyết “không đứng ngoài cơn sốt, người khác mua thì mình cũng mua”.
Thế nhưng, nhiều nhà đầu tư đã gặp “trái đắng” ngay sau khi vàng đột ngột rớt giá. Chỉ ít giờ sau khi Thủ tướng Chính phủ về quản lý thị trường vàng trong nước, trong phiên giao dịch ngày 28/12, giá vàng miếng SJC đã giảm nhiều nhất tới 6,7 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào và 4 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra so với cuối giờ sáng cùng ngày. Chưa kể, chênh lệch giữa mua vào – bán ra lên tới 4 triệu đồng/lượng.
Trên một hội nhóm về vàng, nhiều người khóc ròng vì mới chỉ kịp chốt mua vàng với giá gần 80 triệu đồng/lượng vào đầu sáng nay. Nhiều nhà đầu tư “tay mơ” nóng ruột lao vào mua vàng giá đỉnh, để rồi rơi vào cảnh ôm vàng lúc thị trường có nhu cầu cao, giá cao và cũng vì nóng ruột mà nhả ra vào đúng đợt bán tháo nên dễ bị lỗ nặng.
“Năm chỉ vàng vừa về tay đã “bay” ngay vài chục triệu đồng”, anh Thiện Nhân (Hà Nội) than thở.
Kịch bản cũ nhưng nhiều người vẫn sập bẫy
Rủi ro mua vàng vào lúc giá đạt đỉnh đã được nhiều chuyên gia cảnh báo từ trước đó. Theo đó, các chuyên gia cho rằng mức chênh lệch mua vào – bán ra lớn khiến người mua đang tự ôm thiệt ngay sau khi mua, trong khi các nhà vàng vẫn luôn là bên hưởng lợi.
Chưa kể, với hiệu ứng đám đông, việc mua vàng ngay trong lúc giá đang cao tạo điều kiện cho các nhà vàng "tát nước theo mưa", đẩy giá vàng lên cao thêm. Đến khi vàng rớt giá đột ngột, người mua lại tiếp tục là "người thua".
Kịch bản quen thuộc này từng xảy ra vào tháng 8/2011 khi giá vàng trong nước cũng đã chứng kiến đợt tăng giá điên loạn, thậm chí tăng nóng gần 5 triệu đồng/lượng chỉ trong hai ngày. Từ ngưỡng 40 triệu đồng/lượng, giá vàng SJC tăng lên 49 triệu đồng/lượng, đánh thức tâm lý đầu tư của nhiều người. Thời điểm đó, nhiều nhà đầu tư, cả chuyên lẫn không chuyên, đều lao vào mua vàng.
Nhưng rất nhanh sau đó, thị trường vàng trong nước lại chứng kiến cảnh người dân đội mưa đi bán vàng khi vàng rớt giá không phanh, xuống chỉ còn 41 triệu đồng/lượng.
Đến năm 2016, khi thị trường đồn đoán rằng giá vàng có thể lên tới 40 triệu đồng/lượng, thậm chí cao hơn khiến người dân đã đổ xô đi mua vàng ngày 6/7, đẩy giá vàng lên mức đỉnh là 38,8 - 39,8 triệu đồng/lượng và cũng là mức cao nhất kể từ tháng 6/2013. Tuy nhiên, chỉ sau một ngày, giá vàng giảm đột ngột, bốc hơi đến hơn 2 triệu đồng/lượng so với mức đỉnh.
Một lần nữa, "bong bóng giá vàng" xì hơi trong thời gian cực ngắn khiến nhiều nhà đầu tư chỉ kịp...khóc.
Chia sẻ trên trang cá nhân, chuyên gia tài chính Lâm Minh Chánh nhận định, đà tăng của giá vàng trong ngắn hạn là ngẫu nhiên, thậm chí khó dự đoán và có nhiều rủi ro.
“Nếu như chính sách về vàng SJC của nhà nước thay đổi thì khoảng cách giữa giá vàng SJC và giá vàng thế giới sẽ được thu hẹp. Nói cách khác giá vàng SJC sẽ phải giảm khá mạnh nếu như vàng được nhập về để sản xuất vàng SJC. Đây chính là rủi ro tiềm tàng của thị trường vàng hiện nay”, ông nói.
Chính vì thế, theo ông Chánh, người dân nên hạn chế đầu tư ngắn hạn, lướt sóng giá vàng theo hiệu ứng đám đông bởi nó rất rủi ro khi giá vàng trong nước và thế giới biến động không ngừng. Chưa kể, sự bất lợi luôn thuộc về nhà đầu tư lướt sóng vì giá bán ra và giá mua vào chênh lệch quá cao, người mua đã lỗ vài triệu, tức vài phần trăm khi vừa mua.
Đồng quan điểm, ông Đinh Nho Bảng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam ncho hay: “Giá vàng trong nước đang quá cao so với vàng thế giới. Người dân không nên lướt sóng vàng thời điểm này vì đây là cơn sốt, mà sốt thì chắc chắn sẽ hạ nhiệt. Ngoài ra, khi giá vàng quá nóng thì cơ quan quản lý Nhà nước sẽ có các động thái chính sách, khi đó, giá vàng chắc chắn sẽ hạ, mang đến rủi ro cho người mua".
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.