Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Sau 11 giờ ngày 7/3, vàng miếng thương hiệu quốc gia SJC của Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) được niêm yết mua vào - bán ra trong khoảng 71,25 - 72,85 triệu đồng/lượng. Sau đó, lực mua trên thị trường xuất hiện ở cả Hà Nội và TP. HCM, đẩy giá vàng tăng vọt. Đến 16 giờ 30, SJC đã niêm yết giá bán ra đến 73,2 triệu đồng lượng. Trên thị trường bắt đầu xuất hiện tình trạng loạn giá mua- bán ở các đơn vị.
Đến 18 giờ, giá mua- bán ở công ty Mi Hồng (TP. HCM) là 72,2- 74 triệu đồng/lượng. Các tiệm vàng của doanh nghiệp tư nhân mua- bán quanh 72- 74 triệu đồng/lượng. Lúc này web giá chính thức SJC không truy cập được.
Như vậy chỉ trong vài giờ, giá vàng đã vọt từ 72,85 triệu đồng/lượng (đỉnh kỷ lục lúc 11 giờ trưa) lên đến 74 triệu đồng/lượng (đỉnh kỷ lục lúc 18 giờ ở doanh nghiệp tư nhân), tính ra vàng đã tăng đến 1,15 triệu đồng/lượng.
So với 1 tuần trước, giá vàng trong nước đã tăng 7,6 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào và tăng 8,3 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.
Còn so với đầu năm 2022, giá vàng đã tăng 11,5 triệu đồng mỗi lượng ở chiều mua vào và tăng đến 12,4 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra. Trong tuần đầu tháng 3/2022, giá vàng trong nước biến động không ngững, liên tục thiết lập các đỉnh mức mới, hiện giá đã lên đỉnh cao nhất từ trước đến nay. Việc giá vàng nhanh chóng vượt mức 72 triệu đồng/lượng khiến thị trường bất ngờ.
Ghi nhận từ các tiệm kinh doanh vàng ở TP. HCM, những người có ít tiền để dành cũng gom tiền đi mua lẻ vài chỉ, một vài lượng. Dù tổng số mua không nhiều nhưng cũng góp phần kích giá vàng tăng nhanh.
Trên các diễn đàn vàng, nhiều người bày tỏ sự tiếc nuối khi giá vàng không ngừng tăng sốc, liên tiếp phá đỉnh lịch sử và lập những mốc cao mới. Trong các diện đàn, có nhiều ý kiến trái chiều. Một số dự báo giá có thể cán ngưỡng 80 triệu/lượng trong thời gian tới. Số khác lại cho rằng đây là thời điểm lý tưởng để bán, nhất là những người vừa mua vàng vào đầu tuần trước (ngày 28/2). Chỉ trong vòng 1 tuần lãi ngay hơn 7 triệu đồng là con số đáng mơ ước và cơ hội hiếm có.
Một số nhà đầu tư có kinh nghiệm nhận định giá vàng SJC đang chứa nhiều rủi ro, vì giá hiện tại không chỉ bỏ xa giá vàng thế giới mà còn cao hơn rất nhiều so với giá vàng trang sức, vàng nhẫn 24K, loại vàng được giao dịch phổ biến nhất trên thị trường.
Giá vàng thế giới 7/3 đang ở mức 1.991,6 USD/ouce, tăng hơn 70 USD/ounce so với 1 tuần ngày, hiện vàng thế giới đang được dự báo hướng về mức đỉnh 2.000 USD/ounce.
Giá vàng trang sức, giá vàng nhẫn 24K các loại hôm nay (2/3) cũng được điều chỉnh tăng mạnh, mua bán quanh mức 55,75- 56,65 triệu đồng/lượng, tăng hơn 1 triệu đồng/lượng so với đầu tuần trước.
Khoảng cách chênh lệch giá mua vào - bán ra của vàng SJC chiều 7/3 được giữ ở mức 1,8- 2 triệu đồng/lượng, tăng gần 3 lần so với các tuần trước. Sự chênh lệch giá mua- bán ở mức cao phản ánh phần nào biến động của thị trường vàng. Trong bối cảnh giá vàng thế giới liên tục tăng, các doanh nghiệp vàng trong nước đã chủ động nới rộng biên độ chênh lệch giá mua – bán để giữ an toàn cho giới kinh doanh.
Khoảng cách chênh lệch giá vàng thế giới và vàng trong nước hôm nay cũng biến động theo giá vàng. Quy đổi theo tỷ giá, giá vàng thế giới đang thấp hơn giá vàng SJC hơn 16 triệu đồng/lượng. Đây là mức chênh kỷ lục từ trước đến nay.
Vàng liên tiếp lập đỉnh mới trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine sẽ tiếp tục hỗ trợ triển vọng cho giá kim loại quý này tăng cao hơn nữa.
Theo khảo sát của Phố Wall, 100% các nhà đầu tư đều dự báo giá vàng sẽ tăng trong tuần tới. Trong khi đó, trong cuộc khảo sát giá vàng trực tuyến với 1.013 phiếu phản hồi cũng cho thấy, 714/1.013 ý kiến (tương đương với tỷ lệ 70%) kỳ vọng vàng sẽ tăng giá vào tuần tới. 166/1.013 người khác (tương đương 16%) dự báo giá vàng giảm trở lại. 113/1.013 ý kiến còn lại (tỷ lệ 13%) có góc nhìn trung lập về giá vàng trong ngắn hạn.
Trong khi đó, giữa "bão" trừng phạt từ phương Tây, Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) tuyên bố sẽ bắt đầu lại hoạt động mua vàng chính thức sau 2 năm gián đoạn. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cảnh báo, việc mua thêm vàng của Nga có thể chỉ là tiền đề cho việc bán ra đáng kể ngay sau đây, khi Nga phải đối mặt với các lệnh trừng phạt và đồng Ruble lao dốc.
Theo dữ liệu mới nhất của IMF, tính đến cuối tháng 1, Nga nắm giữ gần 2.300 tấn vàng (chiếm hơn 20% tổng dự trữ ngoại hối), là quốc gia sở hữu vàng có chủ quyền lớn thứ năm thế giới.
Các chuyên gia của Goldman Sachs dự báo giá vàng có thể chạm mức 2.150 USD/ounce sau chiến dịch quân sự của Nga, các biện pháp trừng phạt chống Nga liên tiếp được tung ra khiến lạm phát bị đẩy lên mức rất cao.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.