Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Ba ngày tăng hơn 3 triệu, liên tục lập đỉnh mới
Giá vàng trong nước đang ở trong những ngày nóng nhất từ trước đến nay. Trong phiên giao dịch ngày 22/12, giá vàng SJC trong nước bất ngờ bật tăng, từ khoảng 74,8 triệu đồng/lượng lên gần 77 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào.
Ở chiều bán ra, giá vàng cũng tăng 2 triệu đồng/lượng chỉ sau một đêm. Những ngày sau đó, giá vàng miếng luôn neo ở mức cao ở cả hai chiều mua vào – bán ra. Giá vàng liên tục được điều chỉnh nhiều lần trong ngày, cá biệt, có những ngày, giá vàng lên xuống tới 15 lần/ngày.
Đến chiều ngày 25/12, giá vàng miếng tại SJC được niêm yết ở mức 77 triệu đồng/lượng chiều mua vào và 78,2 triệu đồng/lượng chiều bán ra, tăng từ 1,1 – 1,3 triệu đồng so với phiên giao dịch buổi sáng. Mức chênh lệch giữa hai chiều mua vào – bán ra cũng được nới rộng lên 1,2 triệu đồng.
Như vậy, chỉ trong 3 ngày, mỗi lượng vàng miếng đã tăng khoảng 3,4 triệu đồng và liên tiếp phá vỡ những kỷ lục đã xác lập trước đó. Nếu so với đầu năm, giá vàng miếng đã tăng 11 triệu đồng/lượng, tương đương 16%/năm.
Giá vàng nhẫn cũng liên tiếp “phá đỉnh” trong những ngày qua. Trong phiên giao dịch chiều ngày 25/12, giá vàng nhẫn đồng loạt vượt 63 triệu đồng/lượng chiều mua vào.
Giá vàng tăng không dừng trong những ngày qua đã nới rộng chênh lệch với giá vàng thế giới. Tính đến ngày 25/12, giá vàng miếng trong nước đang cao hơn 17,8 triệu đồng/lượng và giá vàng nhẫn trong nước cao hơn 2,6 – 3 triệu đồng/lượng so với giá vàng thế giới. Điều này đồng nghĩa với việc người Việt đang phải mua vàng đắt gấp 30 – 33% so với giá vàng của các nước.
Vàng tăng nóng, cẩn thận bỏng tay
Cố vấn Hội đồng Vàng thế giới nhận định, nguyên nhân của sự chênh lệch giữa giá vàng miếng SJC trong nước và thế giới là do từ nhiều năm nay, Ngân hàng Nhà nước không cho sản xuất thêm vàng SJC, dẫn đến nguồn cung khan hiếm. Điều này dẫn đến tình trạng giá vàng trong nước “một mình một chợ” và vẫn có thể neo ở mức cao dù giá vàng thế giới có giảm.
Quản lý tiệm vàng Bảo Tín Minh Châu tại Cầu Giấy, Hà Nội, cho biết: “Giá vàng tăng vào những ngày gần đây không có gì bất ổn mà là xu thế thường thấy. Vì cuối năm là mùa cưới hỏi, lễ hội nên luôn là thời điểm nhu cầu mua vàng của người dân tăng cao, dẫn đến giá vàng tăng. Đà tăng của giá vàng có thể kéo dài sang đầu năm 2024 khi dịp ngày Vía Thần tài (mùng 10 Tết Âm lịch) đang đến gần".
Phân tích rộng hơn, chuyên gia tài chính – ngân hàng, TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận định ngoài yếu tố mùa vụ, giá vàng tăng trong thời gian qua còn xuất phát từ việc các kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản hay gửi tiết kiệm,… đang kém hấp dẫn.
Mặc dù dư địa tăng của giá vàng dịp cuối năm là rất lớn nhưng người mua không nên “tất tay” mà chỉ nên dành 30% ngân sách để đầu tư vào vàng. Chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới cũng như chênh lệch mua vào – bán ra vẫn đang ở mức cao khiến người mua dễ gặp rủi ro, ông Hiếu nói.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Minh Tuấn, chuyên gia tài chính ngân hàng, CEO Cộng đồng Cố vấn tài chính Việt Nam (VWA), nhận định không nên mua vàng để “đu đỉnh”, mua vàng xong bán ngay sau đó để chốt lời vì đặc thù của thị trường vàng ở Việt Nam là chênh lệch giá mua bán vàng cao.
"Với góc nhìn của tôi, nếu nhà đầu tư đã có tài sản đầu tư là bất động sản, chứng khoán, tiết kiệm mà vẫn chưa có vàng thì nên bổ sung mua vàng trong danh mục đầu tư của mình nhưng chỉ nên mua lúc giảm chứ không nên mua lúc này khi giá vàng đang trên đà tăng và sắp lên đến đỉnh. Nếu trong danh mục đầu tư đã có vàng, thay vì mua thêm khi giá đang ở mức cao, các nhà đầu tư có thể mua những tài sản có định giá thấp, ví dụ như cổ phiếu", ông Tuấn cho hay.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.