Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Trong công cuộc xây dựng chính phủ điện tử, chính quyền điện tử, doanh nghiệp số thì vai trò của chữ ký số là rất quan trọng.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương gương mẫu trong việc sử dụng chữ ký số cá nhân, xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng; phối hợp chặt chẽ trong việc liên thông, kết nối các phần mềm quản lý văn bản và điều hành để đảm bảo 100% văn bản điện tử gửi nhận ở cả 4 cấp chính quyền và 80% các đơn vị thuộc bộ, 60% các đơn vị thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, 30% đơn vị thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện xử lý văn bản, hồ sơ công việc (trừ hồ sơ mật) trên môi trường mạng.
Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện có 100% bộ, ngành, địa phương đã kết nối, liên thông gửi, nhận văn bản điện tử với Trục liên thông văn bản quốc gia; tỷ lệ văn bản điện tử được trao đổi qua mạng tăng từ 72% năm 2018 lên 86,5% năm 2019, rất gần so với mục tiêu 2020 là 90%.
Nguyên nhân chính của sự chuyển biến cơ bản này là do Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước khẳng định: văn bản điện tử đã ký số gửi nhận qua hệ thống quản lý văn bản và điều hành có giá trị pháp lý tương đương văn bản giấy và thay thế cho việc gửi, nhận văn bản giấy.
Theo ông Nguyễn Đăng Lực, Phó trưởng Ban cơ yếu Chính phủ, tính đến tháng 9/2020, Ban đã cung cấp trên 276.800 chứng thư số cho các bộ, ngành, địa phương. Các tỉnh đã chủ động phối hợp với Ban cơ yếu Chính phủ và đơn vị phát triển phần mềm triển khai tích hợp chữ ký số vào hệ thống quản lý văn bản, điều hành.
Có thể thấy rằng, bối cảnh xã hội hiện tại cùng quyết tâm triển khai Chính phủ điện tử của nước ta hiện nay là một trong những thuận lợi chủ yếu để phát triển dịch vụ chữ ký số. Điều quan trọng hiện nay là đẩy mạnh sử dụng, tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động cũng như xác định trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị về việc quản lý, triển khai ứng dụng dịch vụ chữ ký số công cộng phục vụ cộng đồng doanh nghiệp, người dân và xã hội, góp phần quan trọng trong cải cách hành chính, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số.
Hành lang pháp lý như Luật giao dịch điện tử 2005, Nghị định 130/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật giao dịch điện tử (thay thế Nghị định số 26/2007/NĐ-CP; Nghị định 106/2011/NĐ-CP; Nghị định 170/2013/NĐ-CP)… cũng tạo môi trường pháp lý vững chắc cho thị trường cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng hoạt động hiệu quả.
Cùng với hàng loạt giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số, góp phần xây dựng chính phủ điện tử như: giải pháp xác thực khách hàng điện tử eKYC, giao thông thông minh MobiFone AI Traffic, giải pháp văn phòng điện tử MobiFone Eoffice, giải pháp truyền thanh thông minh thế hệ mới…Mobifone đã cho ra mắt và cung cấp giải pháp chữ ký số điện tử.
Dịch vụ này cung cấp cho 2 nhóm khách hàng. Đối với nhóm khách hàng khối Chính phủ, các cơ quan Đảng, Nhà nước, khối hành chính sự nghiệp công lập Mobifone cung cấp SIM PKI. Đối với nhóm khách hàng là doanh nghiệp, cá nhân, Mobifone cho ra đời dịch vụ MobiCA.
SIM PKI và MobiCA cung cấp dịch vụ xác thực và cung cấp chứng thư số cho thiết bị di động cung cấp khả năng ký số, xác thực điện tử và mã hoá giao dịch cho khách hàng, phục vụ các nhu cầu như: ký số cho giao dịch điện tử, tài liệu điện tử (Mobile Signature),cho giao dịch điện tử ngành thuế, hải quan, BHXH… và xác thực điện tử (Mobile ID) dùng cho đăng nhập, xác thực vào các hệ thống công nghệ thông tin.
Chữ ký số của Mobifone được sử dụng thay thế cho chữ ký tay đối với cá nhân và thay thế cho con dấu và chữ ký của người đại diện pháp luật đối với tổ chức, doanh nghiệp. Thông qua dịch vụ MobiCA, người dùng có thể ký kết các giao dịch điện tử, tài liệu điện tử từ xa, tiết kiệm tối đa chi phí và thời gian. Ngoài ra, MobiCA có thể liên kết đến các hệ thống CNTT để dễ dàng đăng nhập, xác thực các dễ dàng đăng nhập, xác thực các công việc liên quan trong hệ thống nội bộ.
Giải pháp này của Mobifone đặc biệt hữu ích cho việc kê khai và nộp thuế, bảo hiểm qua điện thoại di động, giao dịch ngân hàng, thương mại điện tử; ký số trên các văn bản phẩn mềm nội bộ doanh nghiệp, ký trên các dịch vụ hành chính công của các cơ quan quản lý nhà nước.
Điểm đặc biệt giải pháp Chữ ký số MobiCA mà ít giải pháp ký số trên thị trường có được đó là tính năng ký số qua sim di động, bên cạnh việc hỗ trợ ký số qua USB Token truyền thống, điều này giúp khách hàng có thể ký số linh hoạt mọi lúc, mọi nơi ngay trên điện thoại của mình mà không cần thiết phải sử dụng tới máy tính và USB Token.
Hiện sản phẩm SIM PKI và MobiCA của Mobifone được sử dụng rộng rãi trong các thủ tục hành chính công như làm thủ tục khai sinh, khai tử, cấp các loại giấy tờ và chứng chỉ, khai báo hải quan điện tử, thuế điện tử; hệ thống nộp hồ sơ xin phép ở các lĩnh vực xuất bản, xây dựng, y tế, giáo dục... SIM PKI của Mobifone đã được tin tưởng lựa chọn cho nhiều đơn vị hành chính, sự nghiệp của nhà nước, nhiều khách hàng quan trọng của Mobifone sử dụng các sản phẩm SIM PKI là cấp lãnh đạo, quản lý các bộ, ngành quan trọng như Bộ Thông tin và Truyền thông và Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia.
Có thể thấy rằng, chữ ký số nói chung và giải pháp MobiCA nói riêng đang góp phần quan trọng đảm bảo an toàn các giao dịch điện tử, tạo môi trường làm việc hiện đại, tiết kiệm thời gian và chi phí; nâng cao hiệu quả công việc, tăng tính công khai, minh bạch trong quản lý, điều hành; góp phần tích cực trong việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính và phát triển Chính phủ điện tử.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.