Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
So với hôm thứ Hai đầu tuần, giá vàng trong nước hôm nay tăng 100.000 đồng/lượng ở cả chiều mua vào và bán ra. Giá vàng thế giới nhích tăng nhẹ, với mức tăng chỉ khoảng 2 USD/ounce (gần 50.000 đồng).
Giá vàng trang sức, giá vàng nhẫn 24K các loại cũng đứng yên quanh mức 50,95 - 51,65 triệu đồng/lượng.
Chênh lệch giá mua - bán vàng miếng hôm nay được công ty SJC tiếp tục giữ ở mức 700.000 đồng/lượng. Mức chênh lệch này hiện rất cao so với bình quân 400.000 đồng ở các tháng trước.
Hiện tại, cả nước có rất nhiều tỉnh, thành cùng giãn cách chống dịch Covid-19, nên giao dịch vàng trên thị trường trong nước khá trầm lắng, các nhà đầu tư cá nhân hầu như không thể tham gia mua - bán gì ở các cửa hàng, doanh nghiệp.
Khoảng cách chênh lệch giá vàng thế giới và trong nước vẫn duy trì ở mức cao. Quy đổi theo tỷ giá niêm yết, giá vàng thế giới đang thấp hơn giá vàng SJC gần 7 triệu đồng/lượng, thấp hơn vàng trang sức hơn 1 triệu đồng/lượng.
Giá vàng thế giới hiện đang thấp hơn khoảng 4,4% (83 USD/ounce) so với cuối năm 2020.
Giao dịch trên thị trường cho thấy trong ngày 2/8, giá vàng tăng giảm 5-10 USD/ounce trong nhiều giờ. Tuy nhiên, khi thông tin Mỹ có thể tung ra thị trường hàng nghìn tỷ USD để phát triển kinh tế cơ sở hạ tầng, một số nhà đầu tư kỳ vọng USD sẽ suy yếu so với với nhiều đồng tiền khác giúp giá vàng khởi sắc.
Thế nên khi giá vàng thế giới giao dịch tại 1.805 USD/ounce, họ liền tăng sức mua. Giá vàng bật tăng 15 USD/ounce lên ngưỡng 1.820 USD/ounce lúc 1 giờ ngày 3/8. Sau đó, giá vàng lại có dấu hiệu hạ nhiệt và đến 6 giờ cùng ngày giao dịch tại 1.814 USD/ounce. Sau 10 giờ, giá vàng thế giới được giao dịch ở mức 1.810 USD/ounce.
Nhiều nhà chiến lược vẫn có cái nhìn tích cực về triển vọng của giá vàng. Nhiều tín hiệu cho thấy nền kinh tế thế giới có dấu hiệu hồi phục chậm lại do đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và kéo dài.
Giá vàng thế giới đã đạt đỉnh lịch sử vào tháng 8/2020 khi lên mức 2.063 USD/ounce. Giá vàng SJC trong nước cũng theo đà thế giới, tăng một mạch từ mức 42,6 triệu đồng/lượng vào đầu năm lên tới đỉnh lịch sử vượt 62 triệu đồng/lượng vào đầu tháng 8/2020.
Theo nghiên cứu mới nhất của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), nhu cầu đầu tư vàng tăng lên trong quý II/2021, nhưng vẫn không đủ để bù đắp sự suy yếu đã thấy vào đầu năm.
Trong báo cáo xu hướng nhu cầu vàng hàng quý, WGC cho biết, nhu cầu vàng toàn cầu trong quý II/2021 đạt 955,1 tấn, hầu như không thay đổi so với quý II/2020. Tuy nhiên, báo cáo lưu ý, do khởi đầu năm ở mức thấp, tổng nhu cầu đầu tư vàng vẫn giảm 10% trong nửa đầu năm nay.
Sự suy giảm nhu cầu đầu tư vàng diễn ra song song với đà lao dốc của giá vàng trong nửa đầu năm 2021. Trong 6 tháng, giá vàng đã sụt 6,6%.
Tại Việt Nam, dịch bệnh ảnh hưởng tới hầu hết đơn vị kinh doanh vàng, nhưng trong bối cảnh nhiều cửa hàng nhỏ lẻ không vượt qua được giai đoạn này, các nhà vàng lớn đang có cơ hội tăng thị phần.
Báo cáo phân tích về Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) của SSI Research mới công bố cho biết dịch bệnh sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty này nhưng đây lại là cơ hội để PNJ gia tăng được thị phần bán lẻ vàng.
Tính chung 6 tháng từ đầu năm, PNJ ghi nhận doanh thu thuần đạt 11.600 tỷ đồng và lợi nhuận ròng 736 tỷ đồng, tăng lần lượt 50% và 67% so với cùng kỳ năm 2020. Kết quả kinh doanh này cũng tương đương 55-60% kế hoạch cả năm của doanh nghiệp.
Xét theo kênh bán hàng, mảng bán lẻ và vàng miếng của PNJ đã đạt tăng trưởng mạnh với 47% và 73% so với nửa năm 2020.
Hiện đa số thị phần bán lẻ vàng vẫn nằm trong tay các cửa hàng nhỏ lẻ truyền thống. Tuy nhiên, việc các cửa hàng nhỏ lẻ không thể chống cự được sau thời gian dịch bệnh diễn ra sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp vàng lớn gia tăng thị phần.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.