Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Tại tọa đàm "Giảm gánh nặng chi phí, thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân phát triển" do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức sáng 23/8, ông Phan Đức Hiếu - Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) - nhận xét việc giao cho các bộ, ngành tự rà soát thủ tục, điều kiện kinh doanh nhằm cải cách hành chính như hiện nay là không hiệu quả.
Theo ông Hiếu, các bộ, ngành là nơi sản sinh ra các thủ tục, điều kiện kinh doanh. Vậy thì việc giao cho bộ, ngành – những người xây dựng, ban hành và tổ chức thực thi chính sách – tự rà soát, cắt bỏ thủ tục do chính mình ban hành thì không thể hiệu quả được.
TS Phan Đức Hiếu - Viện phó CIEM
"Thế giới có 2 hướng xử lý đối với vấn đề này. Một là rà soát không độc lập hoàn toàn, nghĩa là người ta có cơ quan riêng, khách quan và độc lập trong rà soát các thủ tục, điều kiện - có sự phối hợp với bộ, ngành.
"Hướng thứ hai là rà soát song song, có nghĩa là các bộ, ngành cũng tự chịu trách nhiệm rà soát nhưng có cơ quan độc lập phản biện. Cơ quan này cũng rà soát rồi đối chiếu, phản biện với bộ ngành, sau đó thông qua một hội đồng chuyên môn (chức năng như trọng tài) rồi quyết định cải cách cái gì.
"Còn hiện nay chúng ta giao cho bộ, ngành tự rà soát nhưng lại không có chỉ tiêu rõ ràng, không có cơ quan giám sát và không cơ quan thẩm quyền quyết định kết quả rà soát. Cách này không còn phù hợp nữa. Phải thay đổi cách làm. Không để các bộ ngành rà soát từng ngành, từng thủ tục nữa mà phải có cơ quan độc lập chuyên môn rà soát, chí ít là rà soát song song. Kết quả rà soát sau đó phải được trình lên cho Quốc hội quyết định", ông Hiếu phân tích.
Đồng tình với ông Phan Đức Hiếu, ông Ngô Văn Điểm - Phó chủ tịch Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam, cho rằng cần phải có cơ quan độc lập xem xét lần cuối việc ban hành các văn bản.
"Cấp Bộ tôi không biết có bộ phận này không nhưng trước đây Chính phủ có bộ phận đấy. Bây giờ Thủ tướng đã thành lập Tổ tư vấn – nếu có chức năng xem xét lần cuối các văn bản thì sẽ giúp đỡ được một phần đáng kể".
Ông Điểm cũng cho rằng để cải cách thủ tục hành chính hiệu quả, các cơ quan công quyền cần phải biết lắng nghe, giải quyết các khiếu nại của người dân, doanh nghiệp; và hơn hết là chấp nhận chỉ trích của báo giới.
"Không ai tự mình rà soát – như chúng tôi hay nói trước đây là không ai đập vỡ niêu cơm của mình – phải có người khác chỉ vào thì người ta mới làm được. Tôi cũng rất mừng là mới đây, Thủ tướng đã cho tái lập Tổ công tác thi hành Luật doanh nghiệp. Đây chính là một kênh giúp rà soát cắt giảm thủ tục, chứ để các ông ấy (các bộ ngành – PV) tự rà soát thì cũng khó lắm", ông Điểm nói.
Góp ý về vấn đề này, ông Đặng Huy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho rằng rất cần có phản biện trong việc ban hành chính sách đặc biệt là các điều kiện kinh doanh. Tuy nhiên, ông Đông cũng nhấn mạnh, cần phải tôn trọng quyền quản lý của các bộ, ngành.
"Tôi không muốn chúng ta đi đến thái quá là chẳng có quản lý gì cả. Các quốc gia trên thế giới đều có quản lý, có điều kiện kinh doanh, có những quy định mà doanh nghiệp bắt buộc phải tuân thủ. Chỉ có điều quy trình cho doanh nghiệp và người dân phải tường mình, dễ hiểu, cụ thể, mang tính định lượng cao để giảm thiểu sự tùy tiện chủ quan của người quản lý".
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông
Vị Thứ trưởng của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng nhấn mạnh, trong quá trình rà soát, cắt bỏ các thủ tục cần trả lời cho 3 câu hỏi: một là nếu bỏ quy định quản lý đi thì có rủi ro gì cho nền kinh tế và xã hội; hai là nếu không đặt ra quy định thì có giải pháp nào để quản lý tốt hơn không; ba là chi phí quản lý có xứng đáng với lợi ích thu về không.
"Nhiều khi lợi ích thu về rất nhỏ mà chi phí quản lý quá lớn, thành ra chúng ta đặt ra quy định nhưng lại không có người quản, trong khi doanh nghiệp đứng giữa cũng chết", ông Đông bình luận.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.