'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Mới đây, Cục Thuế tỉnh Hà Nam cho biết, ông Nguyễn Văn Khiêm, Giám đốc Công ty cổ phần Giày Thượng Đình bị tạm hoãn xuất cảnh do là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nợ thuế.
Sau đó, Chi cục trưởng Chi cục Thuế khu vực Duy Tiên – Lý Nhân cũng đã có quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản đối với Công ty Cổ phần giày Thượng Đình với số tiền cưỡng chế là hơn 6,5 triệu đồng.
Từ một doanh nghiệp lớn lên cùng với nhiều thế hệ người Việt, Giày Thượng Đình giờ đây chỉ còn là cái tên vang bóng một thời khi vẫn vướng trong những khoản nợ, khoản thua lỗ chất chồng. Sự mờ nhạt của giày Thượng Đình khiến không ít người phải đặt ra câu hỏi: Điều gì đã khiến thương hiệu giày hơn 60 năm tuổi này chìm vào khó khăn kéo dài?
Giày Thượng Đình được thành lập vào năm 1957, tiền thân của xưởng X30, thuộc Cục quân nhu – Tổng cục Hậu cần. Sau khi đổi tên thành Xí nghiệp giày vải Thượng Đình vào năm 1978, thương hiệu này tiếp tục đổi thành Giày Thượng Đình vào năm 1993, đánh dấu một chặng đường mới.
Thời kỳ “trăng mật” của Giày Thượng Đình kéo dài từ năm 1992 đến năm 2006. Trong giai đoạn này, với kiểu dáng đơn giản, độ bền cao, Giày Thượng Đình có mặt ở khắp mọi nơi và trở thành thương hiệu giày quốc dân. Năm 1992 còn đánh dấu một bước ngoặt của doanh nghiệp này khi có lô hàng đầu tiên đạt tiêu chuẩn quốc tế, xuất khẩu sang thị trường Pháp và Đức.
Những năm sau đó, không chỉ làm mưa làm gió ở thị trường trong nước, Giày Thượng Đình còn liên tục “xuất ngoại”, sang các thị trường khó tính như châu Âu, Mỹ, Nhật, Australia và một số nước Đông Nam Á.
Đến giai đoạn 2011 – 2015, kinh doanh của Giày Thượng Đình bắt đầu chững lại và bắt đầu có những tín hiệu buồn.
Năm 2016, Giày Thượng Đình chính thức thoái vốn và đưa 9,3 triệu cổ phiếu lên sàn UpCOM với mã GTD. Trái với kỳ vọng ban đầu, chỉ sau hơn 1 năm, vốn hóa thị trường của Giày Thượng Đình giảm từ 409 tỷ đồng xuống còn 93 tỷ đồng. Thậm chí, GTD – Mã sàn chứng khoán của CTCP Giầy Thượng Đình còn từng nằm trong danh mục những cổ phiếu bị cảnh báo, bị hạn chế giao dịch.
Giai đoạn năm 2017 – 2020, doanh thu của Giày Thượng Đình liên tục đi lùi, kéo theo mức lỗ lần lượt là 17 tỷ đồng, 16,9 tỷ đồng, 13,2 tỷ đồng và 13,7 tỷ đồng. Sau năm 2021 hòa vốn và năm 2022 lãi nhẹ 0,117 tỷ đồng, Giày Thượng Đình lại lỗ 5 tỷ đồng trở lại vào năm 2023.
Trong giai đoạn năm 2000 - 2006, nhiều sản phẩm giày dép Thượng Đình thường xuyên đứng đầu bảng bình chọn của khách hàng Việt. Thời kỳ đó, Thượng Đình gần như là không có đối thủ nào lớn có thể đe dọa vị thế số một của mình tại thị trường giày dép Việt Nam. Cùng với xe đạp Thống Nhất, diêm Thống Nhất, thuốc lá Thăng Long,…, giày Thượng Đình được xếp vào hàng “huyền thoại” khi gần như gia đình nào cũng có sản phẩm của Giày Thượng Đình.
“Nỗi đau” của Giày Thượng Đình bắt đầu nhen nhóm khi các thương hiệu ngoại tràn vào Việt Nam. Thiết kế đơn giản, thoải mái từng giúp thương hiệu Giày Thượng Đình “xuất ngoại” nay lại trở thành nguyên nhân khiến doanh nghiệp này tụt hậu trước cơn bão hội nhập khi loạt thương hiệu ngoại như Adidas, Nike tràn vào thị trường.
Từ vị thế “giày quốc dân”, Giày Thượng Đình lại trở thành “giày lao động”. Không được ưa chuộng nên doanh thu của doanh nghiệp này cũng lao dốc theo.
Thị trường nội địa bết bát, thị trường xuất khẩu cũng không khá khẩm hơn là bao. Lãnh đạo Giày Thượng Đình từng nhiều lần bày tỏ sự khó khăn khi không có đủ đơn hàng xuất khẩu, giá bán thấp.
Năm 2023, Giày Thượng Đình từng hưởng “may mắn từ trên trời rơi xuống” khi dân tình nhầm lẫn giày Asia Sports được nghệ sĩ Hieu Thu Hai lăng xê thành giày Thượng Đình. Chỉ trong một thời gian ngắn, Giày Thượng Đình bất ngờ sốt trở lại, được săn đón và cháy hàng trên các trang thương mại điện tử.
Thời điểm đó, nhiều người tin rằng đây sẽ là sự khởi đầu cho màn trở lại ngoạn mục của Giày Thượng Đình. Song, niềm vui ngắn chẳng tày gang, sự hứng thú với giày Thượng Đình nhanh chóng nguội lạnh.
Doanh nghiệp lão làng này đã không thể tận dụng được “cơ hội trời cho” để chuyển mình. Bằng chứng là kết quả kinh doanh của năm 2023 thậm chí còn bết bát hơn năm trước đó khi doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm tới 22%.
Nếu như đối thủ Biti's trong những năm gần đây đã chịu tung ra các sản phẩm, mẫu mã mới, kết hợp với các nghệ sĩ trẻ để chinh phục nhóm khách hàng trẻ tuổi thì Giày Thượng Đình vẫn bình chân như vại. Sự chậm chạp trong làm mới sản phẩm phù hợp với thị hiếu người dùng hiện tại đã đẩy Giày Thượng Đình trượt dài trên con đường thua lỗ.
Theo báo cáo tài chính năm 2023, tổng tài sản của Giày Thượng Đình tính đến ngày 31/12/2023 là 127 tỷ đồng. Cơ cấu cổ đông gồm có UBND thành phố Hà Nội nắm 68,67% vốn, CTCP đầu tư thương mại Thái Bình nắm giữ 10% và phần còn lại.
Như vậy, đã bước sang năm thứ 4 kể từ hạn chót mà Thủ tướng Chính phủ giao, UBND thành phố Hà Nội vẫn chưa hoàn thành việc thoái vốn tại Giày Thượng Đình.
Dùng dằng trong thoái vốn khiến Giày Thượng Đình vẫn chưa thể giải quyết được vướng mắc mang tên đất vàng tại số 277 Nguyễn Trãi. Hiện công ty vẫn đang phải trả tiền thuê đất hàng năm tại số 277 Nguyễn Trãi, khu công nghiệp Đồng Văn (Hà Nam) và phường Trường Sơn (Thanh Hóa).
Tính đến ngày 31/12/2023, Giày Thượng Đình phải trả hơn 12 tỷ tiền thuế nhà đất và tiền thuê đất.
Trong quá khứ, Giày Thượng Đình từng muốn nhanh chóng di dời nhà máy tại đây bởi chi phí thuê đất và chi phí khấu hao quá cao. Chi phí này hầu như không thay đổi trong khi hoạt động kinh doanh đình trệ khiến doanh nghiệp liên tục lỗ vốn.
Rõ ràng, ngày nào còn chưa giải quyết được 2 điểm nghẽn trên, ngày đấy Giày Thượng Đình vẫn khó mơ về một thời hoàng kim.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.