'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Mới đây, ngày 03/2/2021, Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình đã ký quyết định phê duyệt đề án “Đầu tư lắp đặt camera giám sát, chỉ huy điều hành giao thông phục vụ an ninh trật tự và xử lý vi phạm hành chính”. Đề án này được xây dựng căn cứ vào nhiều văn bản pháp luật quan trọng như Luật Giao thông đường bộ ngày 13/11/2008; Luật An ninh mạng ngày 12/6/2018; Luật Công an nhân dân ngày 20/11/2018; Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 12/02/2019 của Chính phủ về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019 – 2021…
Theo Đề án này, Việt Nam sẽ đầu tư đồng bộ, hiện đại để kết nối, chia sẻ dữ liệu, xây dựng cơ sở dữ liệu lớn về an ninh, trật tự, đồng bộ cơ sở dữ liệu dùng chung giữa ngành Công an và ngành Giao thông vận tải (dữ liệu đăng ký, đăng kiểm, giấy phép lái xe, mã số định danh cá nhân...)
Về mục tiêu tổng quát, sẽ nâng cấp Trung tâm thông tin chỉ huy giao thông, xây dựng hệ thống quản lý điều hành, kết nối các hệ thống camera giám sát phục vụ an ninh trật tự và xử lý vi phạm giao thông trên toàn quốc; xây dựng, ban hành tiêu chuẩn quốc gia về hệ thống camera giám sát, chỉ huy điều hành giao thông phục vụ an ninh trật tự và xử lý vi phạm hành chính; trong đó có loại thông tin, dữ liệu thu thập, khả năng kết nối, chia sẻ, liên thông, đồng bộ hóa cơ sở dữ liệu dùng chung...; xây dựng hành lang pháp lý trong việc xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ qua hình ảnh.
Cụ thể hơn, Chính phủ sẽ triển khai các dự án đầu tư hệ thống camera giám sát, chỉ huy điều hành giao thông phục vụ bảo đảm an ninh trật tự và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. Trong đó, Dự án thứ nhất là Đầu tư xây dựng Trung tâm dữ liệu dùng chung, phục vụ cho việc kết nối, chia sẻ dữ liệu camera. Theo đó, sẽ đầu tư xây dựng kho dữ liệu dùng chung có khả năng tích hợp các hệ thống camera giám sát trên không gian mạng; quản lý dữ liệu dùng chung và tích hợp với các hệ thống nghiệp vụ trong và ngoài ngành Công an, nhất là ngành Giao thông vận tải và Tài chính.
Dự án thứ hai là Nâng cấp Trung tâm thông tin chỉ huy và lắp đặt hệ thống camera giám sát, chỉ huy điều hành giao thông phục vụ an ninh trật tự, xử lý vi phạm cho Phòng Cảnh sát giao thông, Công an thành phố Hà Nội. Theo đó sẽ xây dựng hoàn thiện Trung tâm thông tin chỉ huy và điều hành giao thông của Phòng Cảnh sát giao thông Công an thành phố Hà Nội để quản lý, điều hành giao thông theo hướng hiện đại đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ của lực lượng Công an nhân dân trong tình hình mới. Kết nối, chia sẻ dữ liệu dùng chung và đáp ứng yêu cầu triển khai dịch vụ công của người dân như: Xử lý vi phạm hành chính, đăng ký xe, tra cứu phạt nguội...
Dự án thứ ba là Nâng cấp Trung tâm thông tin chỉ huy và lắp đặt hệ thống camera giám sát, chỉ huy điều hành giao thông phục vụ an ninh trật tự, xử lý vi phạm cho Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Công an Thành phố Hồ Chí Minh cũng với nội dung tương tự như dự án thứ hai, nhưng được triển khai ở Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt Công an Thành phố Hồ Chí Minh.
Tổng kinh phí thực hiện Đề án khoảng 2.150 tỷ đồng (trong đó Dự án 1: Khoảng 850 tỷ đồng; Dự án 2: Khoảng 650 tỷ đồng; Dự án 3: Khoảng 650 tỷ đồng). Kinh phí cụ thể để triển khai Đề án sẽ được tính toán trong quá trình lập, thẩm định và phê duyệt các dự án đầu tư theo đúng quy định của pháp luật. Về nguồn vốn thực hiện Đề án, sẽ bao gồm ngân sách nhà nước (bao gồm chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên), nguồn vốn xã hội hóa và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Về tổ chức thực hiện, ngoài Bộ Công an đóng vai trò chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án; Bộ Giao thông vận tải có nhiệm vụ đưa hệ thống camera giám sát là thành phần bắt buộc trong quá trình thiết kế, xây dựng mới các tuyến đường cao tốc, quốc lộ, tuân thủ tiêu chuẩn quốc gia về hệ thống camera giám sát, chỉ huy điều hành giao thông phục vụ an ninh trật tự và xử lý vi phạm hành chính; bảo đảm kết nối, liên thông đồng bộ với hệ thống do ngành Công an quản lý để phục vụ việc theo dõi, bảo trì của cơ quan quản lý đường bộ và nhiệm vụ phát hiện vi phạm, tội phạm trên tuyến của lực lượng công an.
Như vậy, có thể thấy quyết tâm rất rõ ràng của Chính phủ trong việc “camera hóa” công tác quản lý nhà nước về giao thông và đảm bảo trật tự xã hội, một xu thế đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới.
Tuy nhiên, trong khi Chính phủ đã phê duyệt đề án trên và ngành công an đang nhanh chóng triển khai thực hiện thì mới đây, Bộ Giao thông Vận tải lại có đề xuất về việc… trì hoãn một nội dung liên quan vốn đã được Chính phủ ký ban hành từ… 18 tháng trước.
Theo Nghị định số 10/NĐ-CP ngày 17/1/2020 của Chính phủ về quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, kể từ ngày 1/7/2021, các loại xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 9 chỗ trở lên, ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo sẽ phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh của người lái xe trong quá trình xe tham gia giao thông.
Tuy nhiên, ngày 14/6 vừa qua, Bộ Giao thông Vận tải đã gửi công văn kiến nghị lên Chính phủ về việc đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn trong việc thực hiện quy định lắp camera trên phương tiện của đơn vị kinh doanh vận tải do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Theo công văn do Thứ trưởng Lê Đình Thọ ký, Bộ kiến nghị lùi thời hạn xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định lắp đặt camera lên phương tiện kinh doanh vận tải (theo quy định của Nghị định 10).
Cụ thể, Bộ kiến nghị từ ngày 1/7/2021 đến hết ngày 31/12/2021, chưa xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định lắp đặt camera lên xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo. Từ ngày 1/7/2021 đến hết ngày 30/6/2022, chưa xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định lắp đặt camera lên xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên.
Lý do của việc trì hoãn này, theo lý giải của Bộ Giao thông Vận tải, là để hỗ trợ doanh nghiệp đang gặp khó khăn do dịch bệnh Covid 19. Bộ cho biết đã nhận được phản ánh từ nhiều Hiệp hội doanh nghiệp vận tải, theo đó “đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa, vận tải hành khách gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh; đặc biệt là vận tải hành khách, hoạt động kinh doanh bị gián đoạn, có khi bị dừng hoạt động hoặc được phép hoạt động nhưng chỉ được chở lượng khách bằng 50% sức chứa của phương tiện để thực hiện phòng chống dịch, số lượng khách đi giảm sút, điều này dẫn đến doanh thu vận tải bị giảm sút, sản lượng vận tải giảm sút nghiêm trọng”.
Tuy nhiên, theo một số chuyên gia trong ngành, mặc dù vận tải hành khách có sự sụt giảm nhưng vận tải hàng hóa thậm chí lại còn… tăng trưởng trong dịch. Cụ thể, theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm của Tổng cục Thống kê, vận tải hàng hóa tháng 5/2021 ước tính đạt 139,4 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 2,8% so với tháng trước và luân chuyển 30,1 tỷ tấn.km, tăng 2,7%. Tính chung 5 tháng đầu năm 2021, vận tải hàng hóa đạt 739 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2020 giảm 8%) và luân chuyển 146,2 tỷ tấn.km, tăng 11,2% (cùng kỳ năm trước giảm 7,5%).
Nhìn từ một góc độ khác để thấy, tính cả năm 2020, tổng trị giá xuất khẩu đạt 282,65 tỷ USD, tăng 7,0%, tương ứng tăng 18,39 tỷ USD so với năm trước. Tổng trị giá nhập khẩu năm 2020 tăng 3,7%, tương ứng tăng 9,31 tỷ USD so với năm trước. Xuất nhập khẩu vẫn đã tăng trưởng ngay trong năm 2020 dù ảnh hưởng của dịch bệnh, và nó đã là trụ đỡ cho nhiều ngành, trong đó có vận tải hàng hóa.
Hoạt động vận tải hàng hóa có thực sự khó khăn? Ảnh minh họa
Câu hỏi đặt ra là Bộ Giao thông Vận tải có quá ưu ái các doanh nghiệp vận tải hàng hóa khi vẫn viện dẫn lý do dịch Covid 19 để trì hoãn việc lắp camera, vốn là một nội dung chính Bộ này đã đưa vào Nghị định 10 với một quyết tâm rất lớn trong việc đảm bảo an toàn giao thông? Thực sự các doanh nghiệp có khó khăn không hay chỉ là không muốn bị nhà nước quản lý và giám sát?
Trước khi Bộ Giao thông Vận tải gửi công văn lên Chính phủ, ngày 10/6, Bộ đã nhận được công văn từ cơ quan trực thuộc là Tổng cục Đường bộ với nội dung và tinh thần trì hoãn tương tự. Mặc dù, chính cơ quan này trước đó một tháng, ngày 12/5, đã có công văn gửi Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam khẳng định quan điểm làm nghiêm, không trì hoãn.
“Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề nghị Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam tiếp tục tuyên truyền đến các đơn vị kinh doanh vận tải thuộc Hiệp hội thực hiện theo đúng lộ trình quy định tại Nghị định 10/2020/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải”, công văn viết. Điều gì đã khiến Tổng cục phải thay đổi quan điểm chỉ trong một thời gian ngắn như vậy?
Thời hạn 1/7 đang cận kề và Chính phủ sẽ phải quyết định có trì hoãn như đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải hay không. Các mục tiêu chính sách tổng thể cũng như những nỗ lực như Đề án “Đầu tư lắp đặt camera giám sát, chỉ huy điều hành giao thông phục vụ an ninh trật tự và xử lý vi phạm hành chính” đã đề cập ở trên liệu có còn ý nghĩa và hiệu quả? Và liệu nó có mở ra những tiền lệ cho các ngành nghề khác cũng tranh thủ “khó khăn vì dịch” để trì hoãn các trách nhiệm của mình?
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.