Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Chỉ còn hạn chót một ngày nữa là tới thời điểm Uber hoàn tất sáp nhập vào Grab. Lúc này có khá nhiều doanh nghiệp (DN) trong nước công bố nhảy vào cuộc chơi taxi công nghệ như: thành lập mô hình liên hiệp HTX Vận tải Điện tử, ra mắt ứng dụng gọi xe VATO hay Open99.
Theo đó, Công ty Cổ phần Xe khách Phương Trang - FUTA Bus Lines (Công ty Phương Trang) mới đây đã quyết định đầu tư 100 triệu USD vào ứng dụng gọi xe thông minh VATO. Trong tương lai, VATO có tham vọng trở thành một sàn thương mại điện tử của ngành vận tải, khi đưa vào hoạt động sàn này có nhiều sản phẩm hàng hóa dịch vụ hoạt động giao dịch gồm: Dịch vụ gọi xe (taxi); đặt vé (khách đi tuyến cố định); đặt xe (xe du lịch, xe hợp đồng); vận tải hàng hóa (xe tải, chuyển phát); xe ôm (motorbike).
Không nằm ngoài cuộc chơi, HTX GTVT Toàn Cầu trình Bộ GTVT xin thí điểm mô hình mới là liên hiệp HTX Vận tải Điện tử. Với mô hình mới này, người dân có thể tiếp cận xe bằng ứng dụng tương tự như Uber, Grab hoặc tiếp cận xe nhanh nhất bằng nhận diện đèn báo điện tử được gắn trên nóc xe. Khách hàng và tài xế có thể kết nối bằng nhiều cách, từ nhận diện "Xe điện tử".
Tận dụng cơ hội, nhiều doanh nghiệp khác cũng "nhảy" vào "miếng bánh" béo bở này như: T-Net của FPT, Go-ixe của công ty Smart Ball, Xelo của Skysoft hay Open99.
Mới đây, tại buổi tọa đàm "Grab thâu tóm Uber, cơ hội nào cho doanh nghiệp Việt", một doanh nghiệp trong nước đã giới thiệu về một phần mềm gọi xe được cho là ưu việt hơn ứng dụng Grab hiện nay. Phần mềm mới này có tên gọi Open99.
Để tìm hiểu sâu hơn về phần mềm ứng dụng này, PV đã có cuộc trao đổi ngắn với ông Đỗ Mạnh Hùng – Phó GĐ Công ty Cổ phần Đầu tư công nghệ số Toàn Cầu. Ông cho biết: "Phần mềm Open99 của chúng tôi được phát triển dựa trên nền tảng từ taxi truyền thống, điểm khác biệt so với phần mềm Uber hay Grab đang sử dụng đó là kết nối được đồng bộ dữ liệu của đồng hồ và định vị để đẩy lên app, qua đó có thể biết được trạng thái có khách hay có khách.
Đồng thời, phần mềm này 'nhỉnh' hơn các doanh nghiệp khác khi người dùng sẽ được phát hành một thẻ khách hàng thân thiết".
"Ngoài ra, phần mềm này ưu việt hơn Grab chính là khả năng đồng bộ '4 trong 1' từ khâu đặt xe, điều xe, thanh toán và in hóa đơn. Trong khi Grab chỉ là các mô-đun rời rạc như: gọi xe riêng, thanh toán riêng,…", ông Hùng cho biết thêm.
Ngày 26/3, Grab Việt Nam phát đi thông cáo cho biết vừa hoàn tất thương vụ thâu tóm Uber ở khu vực Đông Nam Á. Theo đó, Uber sẽ giữ 27,5% cổ phần trong Grab. Đồng thời với thỏa thuận này, CEO của Uber, ông Dara Khosrowshahi sẽ tham gia vào ban lãnh đạo của Grab.
Uber rút lui khỏi thị trường Đông Nam Á đồng nghĩa với việc Grab gần như độc quyền trong lĩnh vực này tại Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á khác. Tại thị trường Việt Nam, cả Grab và Uber đều vướng phải những thủ tục pháp lý liên quan đến thuế và cuộc đại chiến taxi.
Hiện Grab có hơn 86 triệu lượt tải ứng dụng trên điện thoại di động ở 190 thành phố lớn khắp Singapore, Indonesia, Philippines, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Myanmar và Campuchia.
>>> TGĐ Mai Linh miền Bắc: ‘Chúng tôi thua Grab, Uber ở năng lực tài chính’
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.