'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch về việc điều tra, xây dựng Bảng giá các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội áp dụng từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2024.
Theo đó, từ ngày 1/5 - 30/6/2019, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội sẽ chịu trách nhiệm tổ chức triển khai nhiệm vụ điều tra, khảo sát, thu thập thông tin giá đất trên thị trường tại 584 xã, phường, thị trấn.
Sở Tài nguyên và Môi trường cũng có trách nhiệm phân bổ phiếu điều tra cho các quận, huyện, thị xã đảm bảo phù hợp với từng loại đất cụ thể.
Theo kế hoạch, đến tháng 8-9/2019, Tổ công tác tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả điều tra và xây dựng phương án, dự thảo bảng giá đất; xây dựng bổ sung vào bảng giá đất các đường phố mới được đặt tên, đường phố mới; báo cáo thuyết minh, tờ trình...
Sau đó dự thảo bảng giá đất của Thành phố sẽ được gửi đến UBND tỉnh/thành phố có đất giáp ranh để lấy ý kiến; thống nhất với các tỉnh/thành phố về giá đất dự kiến ban hành (hoặc báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường để giải quyết khi không có sự thống nhất); Lấy ý kiến UBND các quận, huyện, thị xã đóng góp ý kiến và hoàn chỉnh phương án xây dựng bảng giá đất.
Đến tháng 10/2019 gửi Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể Thành phố thẩm định hồ sơ xây dựng bảng giá đất. Bảng giá đất mới dự kiến sẽ được công bố trước 1/1/2020, sau đó được tổng hợp gửi kết quả báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15/01/2020.
Xung quanh vấn đề bảng giá đất hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng bảng giá đất do các địa phương quy định quá thấp so với mức giá phổ biến trên thị trường. Việc này có thể dẫn đến nhiều hệ lụy như khiếu kiện kéo dài, phát sinh và phát triển hành vi trục lợi từ đất đai, suy giảm nguồn lực tài chính từ đất đai cho đầu tư phát triển…
Tuy nhiên dưới góc nhìn của một số chuyên gia bất động sản, việc tăng giá đất sẽ có tác động cả hai mặt là tích cực và tiêu cực: Về mặt tích cực, do nguồn thu từ đất đai hiện chiếm khá lớn trong tổng nguồn thu ngân sách nên tăng giá đất sẽ giúp tăng nguồn thu cho ngân sách cũng như giúp cho việc quản lý, sử dụng đất đai được cân nhắc kỹ. Giá đất tăng sẽ hạn chế tình trạng phát triển các dự án bất động sản một cách tràn lan, lãng phí đất đai.
Trong khi đó, về tác động tiêu cực: Với giá đất hiện nay công tác giải phóng mặt bằng đã khó thì tăng giá đất sẽ còn khó nữa. Thứ hai, có một thực tế không thể phủ nhận là giá đất để tính thuế, phí chuyển nhượng nhà đất thấp hơn giá thị trường giao dịch nhiều lần, gây thất thu hàng ngàn tỉ đồng tiền thuế nhưng không thể tăng giá đất chỉ để phục vụ mục đích tính thuế bởi giá đất tăng sẽ khiến chi phí đầu vào lớn, càng thêm gánh nặng khi doanh nghiệp đang phải đối mặt với một loạt quy định mới như ký quỹ, phí bảo lãnh…
Do vậy việc xem xét, giới chuyên gia cho rằng điều chỉnh tăng hay giảm giá đất đều cần được cân nhắc, xem xét thật kỹ lưỡng, đảm bảo hạn chế các phát sinh tiêu cực…
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.