'Ngắm' khu đất xây tổ hợp thương mại, văn phòng của TAH Invest tại Tây Hồ Tây
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.
Nằm tại quận Hoàng Mai, Khu đô thị mới Thịnh Liệt với diện tích khoảng 35 ha được thành phố giao Tổng công ty Xây dựng và Phát triển hạ tầng (Licogi) làm chủ đầu tư từ hơn 10 năm trước, nhưng đến nay, dự án vẫn đang trong quá trình giải phóng mặt bằng. Đáng chú ý là, khu đất dự án này đã bị “xẻ thịt” cho thuê làm bãi đỗ xe, nhà xưởng… khiến người dân vô cùng bức xúc.
Cũng tại quận Hoàng Mai, dự án Bệnh viên Đa khoa Quang Trung được thành phố cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty Cổ phần Bệnh viện Đa khoa Quang Trung từ ngày 4/10/2007 nhưng cả thập kỷ qua vẫn trong tình trạng “đắp chiếu”, do chủ đầu tư không đủ năng lực tài chính để chi trả tiền giải phóng mặt bằng.
Dự án Habico Tower trên khu đất hơn 4.490m2 tại số 288 - Phạm Văn Đồng (quận Bắc Từ Liêm) do Công ty Cổ phần Hải Bình (HABICO) làm chủ đầu tư, được khởi công từ năm 2008, dự kiến hoàn thành, đưa vào sử dụng năm 2011 nhưng đến nay vẫn “bất động”.
Trên đây chỉ là một số ví dụ về các dự án ngoài ngân sách của Hà Nội chây ì, chậm tiến độ trong nhiều năm qua, vừa gây lãng phí quỹ đất, vừa ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.
Theo ông Lê Tuấn Định, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hà Nội, trên địa bàn thành phố hiện có hơn 200 dự án chậm tiến độ, vi phạm quy định của Luật Đất đai. Dẫn đầu danh sách này là huyện Mê Linh với 62 dự án, thứ hai là huyện Hoài Đức với 52 dự án, thứ ba là quận Nam Từ Liêm với 48 dự án…
Có nhiều nguyên nhân khiến các dự án chậm triển khai được chủ đầu tư đưa ra như dự án chưa giao đất, chậm giải phóng mặt bằng, chủ đầu tư thiếu năng lực và người dân không đồng thuận thực hiện dự án…
Về khách quan, có trường hợp các tuyến đường quy hoạch đến nay chưa triển khai thực hiện nên một số dự án không có đường giao thông kết nối với hạ tầng, gây khó khăn cho các chủ đầu tư trong triển khai thực hiện.
Ông Lê Tuấn Định cho biết thêm theo quy định, nếu sau 12 tháng từ khi nhận bàn giao đất ngoài thực địa mà nhà đầu tư không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm hơn 24 tháng so với tiến độ đã cam kết thì Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ lập hồ sơ, trình thành phố thu hồi đất đã giao. Tuy nhiên, việc thu hồi dự án không hề đơn giản.
Trong buổi tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm diễn ra mới đây, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết trong quý III/2018, thành phố sẽ công khai các chủ đầu tư, các dự án chậm triển khai, trong đó có nhiều dự án trên đất vàng.
Trước đó, từ quý I/2016, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đã ký ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ngành, quận, huyện triển khai thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
Theo đó, yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị khẩn trương triển khai, hoàn thành việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 trên địa bàn thành phố bảo đảm chất lượng, đồng bộ, thống nhất và khả thi.
Đặc biệt, tập trung chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc của dự án còn tồn đọng và yêu cầu kiểm tra, rà soát, đề xuất điều chỉnh hoặc “hủy bỏ các dự án, công trình có trong kế hoạch sử dụng đất nhưng quá 3 năm chưa thực hiện theo quy định của pháp luật”.
Sau khi văn bản nêu trên được ban hành, TP. Hà Nội đã lập Đoàn giám sát tình hình quản lý các dự án sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn thành phố nhằm đánh giá thực trạng, trách nhiệm quản lý nhà nước đối với các dự án sử dụng đất được nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư sử dụng vốn ngoài ngân sách.
Cùng với đó, thành phố đã gia hạn với các dự án mà chủ đầu tư có đủ điều kiện, cam kết tiếp tục đầu tư; tháo gỡ khó khăn trong thủ tục, giải phóng mặt bằng; kết nối với các ngân hàng trong vấn đề vốn…
Đối với những dự án có sai phạm trong phòng cháy chữa cháy hoặc sai phạm đã xử phạt hành thì yêu cầu khắc phục ngay. Thành phố cũng kiên quyết không cấp chủ trương đầu tư cho các dự án mà chủ đầu tư không đủ năng lực…
Theo ông Ngọ Duy Hiểu, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội, để một mảnh đất vàng bỏ hoang là sự lãng phí không chỉ với nhà đầu tư mà với cả xã hội. Khi thu hồi dự án và giao người khác triển khai, mảnh đất vàng sẽ tạo ra giá trị, tạo thêm việc làm. Ngoài ra, thu hồi đất còn tăng cường trách nhiệm của chủ đầu tư, giảm tình trạng đầu cơ đất, gây bức xúc trong dân.
Theo kết quả mới nhất của Đoàn giám sát tình hình quản lý các dự án sử dụng đất chậm triển khai, Hà Nội hiện còn 216 dự án chậm đưa đất vào sử dụng trong 12 tháng liên tục kể từ khi được bàn giao trên thực địa. Trong số đó, có 172 dự án chậm tiến độ thực hiện dự án trên 24 tháng, 72 dự án chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính với số tiền lên tới 4.715 tỷ đồng… |
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.