'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo Cổng thông tin điện tử UBND TP. Hải Phòng, báo cáo về kết quả thực hiện cam kết và cam kết bổ sung tại Kỳ họp 5 HĐND thành phố khóa 15 (ngày 11-13/7/2017), Luật Phí và lệ phí được ban hành ngày 25/11/2015 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2017 cho phép các địa phương có cảng biển được thu phí sử dụng công trình, kết cấu hạ tầng trong khu vực cửa khẩu cảng biển.
Hải Phòng là địa phương đầu tiên trong cả nước triển khai thu loại phí này, đồng thời giao cho UBND quận Hải An là đơn vị chủ trì thu phí.
Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng cho biết, "đây là việc mới và Hải Phòng là địa phương đi tiên phong, nên thời gian đầu có một số diễn biến phức tạp", đó là: một số doanh nghiệp đã chống đối không nộp phí, như các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Thép Hòa Phát, một số doanh nghiệp cảng biển chưa đồng thuận và ủng hộ chưa cao...
Ngoài ra lãnh đạo Hải Phòng cho rằng, các hiệp hội doanh nghiệp trong và ngoài nước liên tục gửi kiến nghị tới Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương và cho rằng: TP. Hải Phòng thu phí không đúng thẩm quyền và không đúng trình tự thủ tục; TP. Hải Phòng thu phí chồng phí và có mức thu phí cao...
Trước tình hình trên, sau khi kiểm tra thực tế, lãnh đạo Hải Phòng cho rằng, các Bộ như Tài chính, Tư pháp, Giao thông Vận tải, Công thương…đều thống nhất và báo cáo Chính phủ: thành phố Hải Phòng thu phí đúng thẩm quyền và đúng trình tự theo quy định.
Lãnh đạo Hải Phòng thông tin rằng, kết quả 6 tháng đầu năm, tổng kinh phí đã thu đạt 721 tỷ đồng (gần bằng 50% dự toán giao. Khoản thu này sẽ tăng ngân sách cho TP cả năm 2017 sẽ là trên 1.500 tỷ đồng.
Trước đó, ngày 16/5/2017, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 5036/VPCP-KTTH thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ về vấn đề phí hạ tầng cửa khẩu cảng biển Hải Phòng, yêu cầu UBND Thành phố Hải Phòng xem xét các kiến nghị của doanh nghiệp, báo cáo HĐND TP trong kì họp sớm nhất để điều chỉnh mức thu phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí và phù hợp khả năng chi trả của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng nói trên thì lãnh đạo Hải Phòng vẫn tiếp tục khẳng định "thành phố Hải Phòng thu phí đúng thẩm quyền và đúng trình tự theo quy định".
Báo cáo kết quả thực hiện tại Kỳ họp 5 HĐND thành phố khóa 15, lãnh đạo Hải Phòng cũng cho rằng, ngay từ giữa năm 2016, UBND TP đã chỉ đạo Sở Tài chính xây dựng Đề án thu phí và tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân, các hiệp hội, các doanh nghiệp và trình Hội đồng nhân dân thành phố thông qua, tại kỳ họp thứ 3.
Tuy vậy, theo kiến nghị mới nhất ngày 4/7 của liên các hiệp hội về việc tiếp tục xin chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ để tổ chức đối thoại công - tư, xem xét điều chỉnh mức thu phí cửa khẩu cảng biển Hải Phòng, "UBND Thành phố Hải Phòng chưa tổ chức gặp gỡ, trao đổi, gửi tài liệu hay đối thoại công khai nào với đại diện các Hiệp hội ngành hàng, dịch vụ xuất nhập khẩu chính (đang có kiến nghị về việc thu phí) kể từ khi quyết định thu phí được áp dụng, trong khi Hải Phòng đã thu trong 6 tháng đầu năm 2017 tổng số tiền ước tính bằng con số nghìn tỷ".
"Điều này khiến các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp lo ngại về chấp hành chỉ đạo nêu trên của Chính phủ cũng như lo lắng về thời gian doanh nghiệp phải tiếp tục gánh chịu mức phí cao, làm ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh và các cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp", liên các hiệp hội cho biết.
Ngày 13/12/2016, HĐND TP Hải Phòng ban hành Nghị quyết số 148/2016/NQ-HĐND về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng công trình, kết cấu, hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển Hải Phòng (gọi tắt là phí cảng biển). Theo đó, ngoài mức phí đối với hàng tạm nhập tái xuất, hàng chuyển khẩu, hàng gửi kho ngoại quan vẫn thu như mức Bộ Tài chính quy định. Đối với hàng xuất, nhập khẩu được quy định 250.000đ đối với container loại 20 feet, 500.000đ với container loại 40 feet; hàng rời 20.000 đ/tấn. Thời gian thu phí bắt đầu từ ngày 1/1/2017.
Theo phản ánh của Hiệp hội Bông sợi Việt Nam và nhiều doanh nghiệp hội viên của VCCI, với chính sách tăng phí và bổ sung phí mới tại Nghị quyết 148 của Hải Phòng, một số doanh nghiệp sợi dệt trung bình và lớn tại khu vực Thái Bình và Hà Nam có lượng xuất khẩu 150-400 container (40ft)/tháng thì mỗi doanh nghiệp sẽ phải chi thêm từ 900 triệu đồng đến 2,4 tỷ đồng/năm.
VCCI cho rằng, đây trở thành gánh nặng mới về phí cho các doanh nghiệp, trong bối cảnh các doanh nghiệp đang phải chịu rất nhiều các loại phí khác (phí cầu đường, các loại phí phát sinh khi sử dụng cầu cảng, kho bãi, các công trình dịch vụ ở khu vực cảng biển,…) và nhiều loại cũng đang tăng nhanh (như phí BOT). Điều này sẽ tác động trực tiếp đến chi phí, lợi nhuận của các doanh nghiệp và làm suy giảm sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam.
Bằng việc đặt ra thêm loại phí mới và tăng khoản phí cũ, Nghị quyết 148 của Hải Phòng bị cho là đã đi ngược lại tinh thần lại Nghị quyết 35 của Chính phủ về việc rà soát để giảm các chi phí kinh doanh, một trong năm nhóm giải pháp quan trọng của Nghị quyết 35.
VCCI lo ngại việc ban hành Nghị quyết 148 tại Hải Phòng sẽ tạo ra tiền lệ để các địa phương có cảng biển và cảng sân bay đặt ra các loại phí trong thời gian tới, tạo ra những bất lợi cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.