Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Cục Hàng không Việt Nam mới đây đã có công văn gửi Bộ Giao thông Vận tải báo cáo về việc rà soát tiết giảm chi phí, đề xuất các giải pháp về giảm chi phí cho ngành hàng không, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hàng không.
Liên quan đến việc điều chỉnh tăng mức tối đa khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách nội địa, Cục Hàng không đề xuất điều chỉnh mức trần khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách nội địa về mức quy định thời điểm năm 2014 (tăng trung bình 3,75% so với khung giá quy định hiện hành).
Đây là lần thứ ba trong 3 tháng qua, Cục Hàng không Việt Nam đưa ra đề xuất này nhằm tìm kiếm giải pháp tháo gỡ khó khăn sau khi nhận được báo cáo của các đơn vị cung cấp xăng dầu và các hãng hàng không về sức ép chi phí giá nhiên liệu tăng cao.
Theo thống kê của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) ngày 1/7/2022, giá nhiên liệu Jet A1 khu vực châu Á đã lên tới 153,59 USD/thùng và dự báo giá bình quân năm nay đạt mức 143,4 USD/thùng.
Trước diễn biến của giá dầu, Cục Hàng không giả định rằng tỷ trọng chi phí nhiên liệu chiếm 39,5% tổng chi phí và yếu tố chi phí khác không biến động, thì chi phí nhiên liệu tháng 7/2022 của các hãng tăng 92,91% so với tháng 12/2014 và tăng 114,93% so với tháng 9/2015. Theo đó, tác động của giá nhiên liệu không ngừng tăng cao làm tổng chi phí tăng lần lượt 39,61% và 46,5% so với hai giai đoạn kể trên.
Với đặc thù của ngành hành không là thực hiện cơ chế giá vé linh hoạt, với nhiều dải giá từ mức thấp đến cao tùy thuộc điều kiện vé, thời điểm xuất vé và điều kiện thị trường, Cục Hàng không cho rằng đề xuất điều chỉnh mức trần khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách nội địa là phù hợp.
“Với mức giá dầu Jet A1 và trần giá vé như hiện nay, không hãng hàng không nào cân đối được chi phí, kể cả các hãng hoạt động theo mô hình chi phí thấp”, ông Phạm Văn Hảo, Phó cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho biết.
Quy định về giá trần máy bay được Bộ Giao thông Vận tải ban hành trong Thông tư số 17/2019, với mức tối đa giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa tiếp tục được giữ nguyên theo mức quy định năm 2015.
Theo các doanh nghiệp, mức giá trần này không còn phù hợp. Ông Lê Hồng Hà, Tổng giám đốc Vietnam Airlines cho rằng Thông tư 17 được xây dựng trên cơ sở giá nhiên liệu bay chỉ khoảng 80 USD/thùng. Bối cảnh hiện nay đã khác, khi nền kinh tế đang trong quá trình phục hồi sau giai đoạn dịch bệnh và những bất ổn từ xung đột Nga – Ukraine đã tác động đến giá tăng máy bay Jet A1, khiến giá tăng vọt lên mức 160 – 170 USD/thùng, có thời điểm hơn 200 USD/thùng.
“Cần nới giá trần để phản ánh thị trường vận tải hàng không nội địa có tính cạnh tranh, giá vé được điều tiết bởi chính các hãng tham gia khai thác. Việc nới khung giá cũng giúp Vietnam Airlines có thêm nguồn thu từ những khách có khả năng chi trả”, ông Lê Hồng Hà phân tích.
Về vấn đề này, đại diện Bamboo Airways cho rằng một ngành dịch vụ cao cấp như hàng không không nên bị khống chế bởi giá trần. Thay vào đó, việc điều hành giá nên tuân theo cơ chế thị trường để các hãng có thêm lựa chọn trong hoạt động kinh doanh.
Đại diện Vietjet Air cũng đồng quan điểm ủng hộ đề xuất nâng giá vé trần phù hợp với mức giá xăng dầu hiện nay.
Phát biểu tại hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022 của Bộ Giao thông Vận tải, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng nhận định các hãng dù đã khôi phục được nhiều đường bay và giải quyết được vấn đề dòng tiền, song giá nhiên liệu theo thang chóng mặt khiến doanh thu vẫn chưa bù đắp được chi phí. Ước tính các hãng vẫn gánh lỗ gần 100 tỷ/tháng.
Do đó, bên cạnh nỗ lực tự thân của doanh nghiệp, Cục Hàng không kiến nghị đề xuất từng bước nới lỏng giá trần để các hãng linh hoạt giá vé hơn trong thời gian tới.
Trước lo ngại việc điều chỉnh mức giá trần đồng nghĩa với tăng giá vé máy bay đồng loạt, các hãng bay cho rằng cơ chế này sẽ chỉ hỗ trợ linh hoạt nhằm giãn biên độ dải vé phù hợp với thị trường, đồng thời giúp hãng chủ động có những điều chỉnh kịp thời khi giá nhiên liệu biến động.
Nhiều chuyên gia hàng không cũng đồng tình với đề xuất nới lỏng cơ chế giá trần nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bứt tốc phục hồi về mức trước dịch. PGS.TS Nguyễn Thiện Tống đánh giá nên bỏ hẳn cơ chế giá trần vốn đã trở nên lạc hậu. Trước câu hỏi về thế độc quyền nhóm và nâng giá vé, PGS.TS Nguyễn Thiện Tống cho rằng nên áp dụng quy định pháp luật để quản lý vấn đề này thay vì cơ chế giá trần.
“Nếu sau khi bỏ giá trần mà giá vé tăng cao một cách vô lý thì hành khách sẽ chọn di chuyển bằng cách khác, hoặc đi du lịch ở nơi khác”, PGS.TS Nguyễn Thiện Tống nói.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.