Startup Phần Lan Varjo vừa tung bộ kính thực tế ảo (VR) đầu tiên hôm 19/2 trong nỗ lực nắm bắt thị trường VR cho các ngành công nghiệp đang phát triển, bất chấp kính VR chậm được người dùng đón nhận.
Theo CNBC, kính Varjo VR-1 giá 5.995 USD, được bán trực tiếp cho các ngành công nghiệp như kiến trúc, kỹ thuật và xây dựng. Varjo hợp tác với nhiều hãng, trong đó có Airbus, Audi và Volkswagen.
Varjo tung VR-1 giữa lúc tăng trưởng thị trường VR tiêu dùng yếu hơn dự kiến. Doanh số kính VR giảm trong bốn quý liên tiếp trước khi hồi phục nhẹ vào quý 3/2018, theo hãng IDC. Giới phân tích cho rằng thiết bị cồng kềnh, giá cả đắt đỏ và vấn đề tương thích là ba lý do khiến nhiều thiết bị VR không bắt kịp xu hướng.
Kính thực tế ảo. Ảnh: Varjo
“Thị trường VR tiêu dùng chưa đi lên như dự báo. Về mặt chuyên môn thì hoàn toàn ngược lại. Chúng tôi không có kế hoạch giảm giá, và không có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy chúng tôi sẽ phải làm điều đó”, nhà sáng lập kiêm CEO Varjo, ông Niko Eiden, cho hay. Eiden nói thêm giá thành cao sẽ không là yếu tố ngăn cản doanh nghiệp muốn dùng VR làm công cụ đào tạo và công cụ chuyên môn.
Bộ kính VR-1 có độ phân giải hơn 60 pixel mỗi độ. Varjo cho biết chất lượng này cao hơn gấp 20 lần so với các thiết bị khác trên thị trường, và ngang với độ phân giải của mắt người. VR-1 cũng đi kèm khả năng theo dõi bằng mắt tiên tiến, có thể cho phép phi công huấn luyện trong nhiều cảnh thực tế ảo bắt chước hình ảnh đời thực.
Các hãng khác như HTC và Microsoft cũng cố gắng kiếm tiền từ thị trường thương mại thực tế ảo và thực tế tăng cường (AR). Đơn cử, HTC có mẫu Vive Pro với giá bán lẻ khoảng 800 USD. Varjo có trụ sở ở Helsinki, huy động được 46 triệu USD tiền tài trợ để sản xuất VR-1. Vòng tài trợ mới nhất của startup được dẫn dắt bởi hãng đầu tư mạo hiểm Atomico có trụ sở ở London (Anh) và nhà sản xuất Đức Siemens. Varjo cho biết sẽ giới thiệu thành phần thực tế hỗn hợp cho kính VR-1 vào cuối năm nay.
(VNF) - Chưa bao giờ chợ trung tâm Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) lại rơi vào cảnh đìu hiu như hiện nay. Hàng loạt kiot tại các chợ lớn đóng cửa, khách vào chợ lèo tèo, người bán hàng phần lớn ngồi chơi smart phone