'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo thống kê của VABA, trước đại dịch, hàng năm doanh thu vận tải hàng không tăng bình quân từ 15%-20%. Tuy nhiên, từ đầu năm 2020 tới nay, dịch Covid 19 đã ảnh hưởng rất tiêu cực tới hoạt động của ngành hàng không.
Doanh thu năm 2020 của các hãng hàng không Việt giảm trên 60% (khoảng 100.000 tỷ đồng). Số tiền nộp ngân sách cũng bị giảm tương ứng, trong khi năm 2019, các hãng hàng không nộp thuế, phí trực và gián tiếp trên 20.000 tỷ đồng.
Năm 2020, Vietnam Airlines, Vietjet, Bamboo Airways lỗ khoảng 16.000 tỷ đồng. Hiện nay, nợ ngắn hạn và nợ đến hạn phải trả của 3 hãng đã lên tới 36.000 tỷ đồng (riêng Vietnam Airlines 20.000 tỷ đồng và có nguy cơ phá sản).
Năm 2021, đợt bùng phát dịch lần 3 và 4 vào dịp cao điểm Tết cổ truyền và hè đã khiến doanh thu hàng không giảm sâu (riêng tháng 5 và 6 doanh thu giảm 90% so với cùng kỳ năm 2020) khiến các hãng càng suy kiệt.
Đáng chú ý, dù lỗ lớn nhưng để duy trì hoạt động tối thiểu trong mùa dịch, các hãng phải chi trên 100 tỷ đồng/ngày.
Theo VABA tính đến thời điểm này, các nguồn lực về tài sản, tài chính tích lũy của các hãng hàng không Việt đã cạn kiệt, cơ hội tiếp cận vốn vay khó khăn, chi phí vay vốn cao.
Ngoài ra, việc áp dụng giãn cách xã hội khiến nhu cầu đi lại tiếp tục giảm. Trong khi chi phí phòng dịch của các hãng hàng không và các doanh nghiệp dịch vụ hàng không tăng cao. Do khó khăn, nhân sự bị cắt giảm ngày càng nhiều, làm tăng nguy cơ thiếu nhân lực khi phục hồi. Tình trạng quá tải hạ tầng hàng không chậm cải thiện, làm tăng chi phí của doanh nghiệp hàng không, gây phiền hà cho hành khách.
"Dù đang gặp rất nhiều khó khăn tuy nhiên, các chính sách hỗ trợ của Chính phủ cho hàng không còn thiếu và đang chậm triển khai", văn bản Hiệp hội hàng không nêu rõ.
Cần sớm có nguồn tín dụng cho các hãng hàng không
Một trong những mong mỏi cấp thiết mà VABA đề xuất lúc này đó là: "sớm mở rộng và thực hiện chương trình hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp hàng không".
Cụ thể, theo Thông tư 04/2021 của Ngân hàng nhà nước (NHNN) quy định về tái cấp vốn đối với Tổ chức tín dụng cho Tổng công ty hàng không Việt Nam vay 4.000 tỷ đồng với lãi suất 0%.
Hiệp hội đề nghị Bộ KHĐT báo cáo Chính phủ đề xuất Quốc hội cho phép áp dụng cơ chế tái cấp vốn từ 5.000 - 6.000 tỷ đồng tương tự như Tổng công ty Hàng không Việt Nam, thời hạn tái cấp vốn là 12 tháng và được gia hạn tự động 2 lần cho các hãng hàng không khác, căn cứ vào quy mô, thị phần, vai trò, đóp góp cụ thể của từng hãng để hỗ trợ hãng thanh khoản.
Bên cạnh đó, đề nghị dành cho các hãng hàng không vay gói tín dụng khoảng 25.000 tỷ đồng ưu đãi giảm lãi suất 4%, thời hạn từ 3-5 năm để các hãng duy trì nguồn lực, có nguồn vốn phục hồi, phát triển.
Đồng thời, cho các doanh nghiệp hàng không nói chung được áp dụng mức lãi suất giảm 2% theo nghị quyết số 84 ngày 29/5/2020 cả Chính phủ.
Đối với thuế bảo vệ môi trường, hiện nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành mức thuế bảo vệ môi trường cho năm 2021 là 2.100 đồng/lít (tương đương mức giảm 30%). Tuy nhiên, với những diễn biến và thiệt hại khó lường của đại dịch Covid 19, dòng tiền, nguồn lực tài chính của các hãng hàng không bị cạn kiệt. Do vậy, đề nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội cho phép áp dụng mức giảm 70% thuế (từ 3.000 đồng/lít Jet A1 xuống còn gần 1.000 VND/lít cho các hãng hàng không đến 30/6/2022).
Đối với các loại giá, phí dịch vụ hàng không tại các cảng hàng không, kể từ ngày 1/10/2020 các mức phí, khung giá hỗ trợ theo Thông tư 19/2020 của Bộ GTVT đã hết hiệu lực.
"Vì thế, các hãng hàng không tiếp tục đề nghị cho phép áp dụng mức ưu đãi như nội dung của thông tư 19/2020 của Bộ GTVT từ 1/1/2021 đến 30 tháng 06 năm 2022. Đồng thời, giảm 50% phí dịch vụ tại nhà ga cho khách bay để góp phần kích cầu bay đi du lịch", VABA kiến nghị.
Ngoài ra, phía Hiệp hội hàng không cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung Thông tư 03/2021 của NHNN theo hướng: được phép cơ cấu nợ là các khoản nợ phát sinh trong thời gian dịch bệnh và không được vượt quá 12 tháng, do dịch bệnh diễn ra trong thời gian dài và sau khi hết dịch bệnh, các doanh nghiệp vẫn cần từ 3 - 6 tháng để ổn định trở lại.
Lý do là Thông tư 03 (sửa đổi, bổ sung thông tư 01/2020), có hiệu lực từ ngày 17/5/2021 nhưng lại quy định thời hạn cơ cấu nợ được áp dụng đến 30/6/2020, do vậy doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện được việc cơ cấu nợ. Cùng với đó, NHNN đôn đốc các tổ chức tín dụng hướng dẫn, triển khai ngay các nội dung của Thông tư sửa đổi, bổ sung.
Cần sớm có "hộ chiếu vaccine" Trao đổi với Vietnam Finance, ông Bùi Doãn Nề cho biết: Một trong những điểm nhấn quan trọng trong kiến nghị lần này là "sớm triển khai tiêm vắc xin trên diện rộng và xem xét sử dụng hộ chiếu vaccine". Theo ông Nề, hiện tại Liên minh châu Âu và nhiều quốc gia đã cho phép bay quốc tế không áp dụng cách ly đối với khách đã có "hộ chiếu vaccine". Nhiều hãng hàng không, ngành du lịch và kinh tế của nhiều quốc gia đang phục hồi, phát triển nhanh chóng. Vì thế, đề nghị Chính phủ chỉ đạo nới lỏng quy định về đi lại, cách ly đối với những người đã tiêm đủ liều vắc xin. Từng bước nới lỏng các quy định nhập cảnh và cách ly đối với khách đã tiêm vắc xin đầy đủ và có kế hoạch sớm triển khai khai thác trở lại các đường bay quốc tế. Theo khảo sát vào tháng 3/2021 của IATA, 81% số người được phỏng vấn có nhu cầu đi lại trở lại sau khi tiêm vắc xin. Tuy nhiên, 84% số người được phỏng vấn sẽ không đi đến các quốc gia vẫn áp dụng chính sách cách ly. Hiện Liên minh châu Âu và nhiều quốc gia đã cho phép bay quốc tế không áp dụng cách ly đối với khách đã có hộ chiếu vắc xin. Nhiều hãng hàng không, ngành du lịch và kinh tế của nhiều quốc gia đang phục hồi, phát triển nhanh chóng do tiêm vắc xin trên diện rộng và áp dụng hộ chiếu vắc xin. Qua đó, cũng tăng năng lực cạnh tranh cho ngành hàng không và du lịch quốc tế. |
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.