'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo New York Times, một năm về trước, bà Tracey Moore cũng có được công việc hằng mơ ước ở quầy thủ tục của hãng bay Virgin Atlantic sau hơn 10 năm làm việc ở sân bay Manchester (Anh). Nhưng ngày 22/10 vừa qua, sau nhiều tháng ngồi nhà, bà Moore trở lại sân bay, trả bộ đồng phục và từ bỏ công việc mơ ước.
"Tôi đã rất vất vả để được vào làm tại Virgin. Điều này khiến tôi cực kỳ thất vọng", bà Moore than thở. Bà là một trong số hàng nghìn nhân viên làm việc cho Swissport, một công ty quốc tế cung cấp dịch vụ cho các hãng hàng không, bao gồm dịch vụ ở quầy thủ tục và bốc xếp hành lý.
Từ khi làm thủ tục bay đến lúc máy bay cất và hạ cánh, hành khách của Virgin Atlantic sẽ được phục vụ bởi nhân viên của hàng trăm công ty mà hãng bay thuê. Hầu hết hãng hàng không lớn cũng như vậy.
Trên thực tế, Virgin Atlantic không nấu đồ ăn trên chuyến bay, in thực đơn, dỡ hoặc trả hành lý. Hãng hàng không này thuê các công ty khác để làm những công việc kể trên.
Nhiều tháng sau khi dịch Covid-19 bùng phát, các biện pháp kiểm soát vẫn không ngăn được làn sóng dịch bệnh thứ hai bủa vây châu Âu, bóp nghẹt ngành du lịch. Virgin Atlantic gần như không có cơ hội phục hồi. Hãng đã sa thải 4.700 nhân viên, chiếm gần 50% lực lượng lao động.
Các công ty ký hợp đồng với Virgin - như Gogo (nhà cung cấp dịch vụ Internet trên máy bay), ESP Color (dịch vụ in ấn) và Eagles Couriers - cũng phải sa thải nhân viên và đóng cửa hàng loạt cơ sở kinh doanh.
Hồi mùa hè, lo sợ trước nguy cơ cạn tiền, Virgin đã thực hiện một thỏa thuận giải cứu tư nhân, bao gồm 226 triệu USD của một quỹ đầu cơ, vốn huy động từ việc bán cổ phần Virgin Galactic và các thỏa thuận hoãn trả nợ.
Theo kế hoạch, các công ty đối tác được Virgin trả ít hơn 20% khoản nợ. Số tiền còn lại sẽ trả dần cho đến tháng 9/2020. Nếu không, họ phải đối mặt với nguy cơ Virgin Atlantic phá sản và nhận lại chẳng đáng bao nhiêu. Virgin nợ 162 công ty này tổng cộng 69 triệu USD.
Giới quan sát đã lo ngại về hiệu ứng domino kinh tế kể từ thời điểm bắt đầu đại dịch. Theo đó, một khi các hãng hàng không, khách sạn, nhà hàng bị giáng đòn trực tiếp, làn sóng tàn phá sẽ lan rộng ra toàn nền kinh tế.
“Chúng tôi đánh giá cao sự hỗ trợ của các cổ đông, chủ nợ và nhà đầu tư tư nhân mới", ông Shai Weiss, Giám đốc điều hành Virgin Atlantic, khẳng định. "Cùng với nhau, chúng ta đảm bảo rằng hãng hàng không sẽ tiếp tục mang đến sự kết nối và cạnh tranh quan trọng", ông nhấn mạnh.
Một trong những công ty kể trên là Swissport Ireland, một đơn vị của tập đoàn quốc tế phục vụ các hãng hàng không tại 300 sân bay. "Khoảng 95% doanh thu của chúng tôi đã biến mất trong vỏn vẹn hai tuần", ông Luzius Wirth, Phó chủ tịch Swissport International, tiết lộ.
Hoạt động của Swissport tại Anh được duy trì nhờ chương trình việc làm của đất nước. Chương trình này trả đến 80% tiền lương cho các nhân viên ở những công ty bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Tuy nhiên, gói trợ cấp này sẽ hết hạn vào ngày 31/10. Điều này khiến Swissport buộc phải sa thải nhân viên.
Khoảng 950 nhân viên phải chấp nhận thôi viện, bao gồm bà Tracey Moore. "Vấn đề là chúng ta đều biết rằng doanh nghiệp sẽ mất nhiều năm để phục hồi. Chuyện này không kết thúc trong 12 tháng nữa", ông Wirth than thở.
Doanh thu của Swissport phản ánh trực tiếp tình hình du lịch hàng không. Khi các chuyến bay biến mất, thu nhập của công ty cũng bốc hơi. Swissport đã sa thải khoảng 3.250 nhân viên ở Anh, chiếm 40% lực lượng lao động.
Các đối thủ cạnh tranh của Swissport cũng buộc phải cắt giảm nhân sự đáng kể, bao gồm một số công nhân đã có hàng chục năm kinh nghiệm làm việc tại các sân bay.
Ông Leonardo Aquaro là một trong số đó. Năm 2003, ở tuổi 23, ông bắt đầu làm việc tại Sân bay Heathrow của London ở quầy thủ tục và bán vé. Những năm gần đây, ông Aquaro là kiểm soát viên làm việc cho Menzies Aviation.
Hồi tháng 3, ông là một trong số các nhân viên bị giãn việc. Đến tháng 9, ông Aquaro chính thức bị sa thải. Ông không nghĩ rằng mình có thể quay lại ngành. Ông tin rằng ngành công nghiệp đã thay đổi. Nhu cầu sụt giảm khiến mọi thứ trở nên tồi tệ. Giờ, ông Aquaro đang học về tiếp thị và thiết kế web trực tuyến.
Safran Seats (Wales) là công ty chuyên thiết kế và sản xuất ghế hạng thương gia và hạng nhất cho Virgin và các hãng hàng không khác, cũng như Boeing và Airbus. Hồi tháng 3, nhiều hãng hàng không hủy kế hoạch trang bị thêm cho khoang lái. Chỉ 6 tuần sau, các nhà sản xuất máy bay cũng hoãn kế hoạch với máy bay mới.
Bà Victoria Foy, Giám đốc điều hành Safran Seats, tiết lộ các công nhân sản xuất ghế bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Bà cho rằng đến cuối năm nay, công ty chỉ còn khoảng 900 nhân viên, ít hơn 700 người so với đầu năm 2020. Công ty cũng có thể đóng cửa cơ sở ở Camberley.
Tiếp theo là các tổ chức được Virgin Atlantic tài trợ. Hồi tháng 1, hãng hàng không ký thỏa thuận 3 năm với một tổ chức từ thiện cho cộng đồng LGBTQ+ có tên Manchester Pride.
Năm nay, tổ chức chỉ thu về khoảng 1 triệu bảng (1,33 triệu USD), thay vì 4 triệu bảng (5,31 triệu USD) như thông thường, theo Giám đốc điều hành Mark Fletcher. Manchester Pride cũng phải cắt giảm nhân viên chỉ còn khoảng 10 người.
Tương lai bớt ảm đạm hơn đối với các nhân viên thiết kế. Bởi họ thường mất vài năm để hoàn thành một thiết kế mới. Vì vậy, Safran Seats vẫn có thể chờ đợi. "Chúng tôi tin chắc chắn rằng mọi thứ sẽ quay trở lại. Câu hỏi là khi nào chứ không phải có hay không", bà Foy khẳng định.
Nhưng đối với bà Moore, ngày cuối cùng ở Swissport là hôm 31/10. Bà thường mất một tiếng rưỡi đi từ ngôi làng tại Peak District National Park đến sân bay Manchester mỗi ngày. "Không gì có thể diễn tả nổi cảm giác khi bạn đi dạo ở khu bay. Bạn cười nói với bạn bè. Mặt trời sắp mọc và ánh sáng chiếu lên những chiếc máy bay", bà hồi tưởng.
Ở tuổi 59, bà Moore bắt đầu công việc mới trong một viện dưỡng lão.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.