Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật – Bộ Tư pháp Lê Vệ Quốc, cho biết, với vai trò ngày càng quan trọng của lực lượng doanh nhân Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp, Đảng và Nhà nước đã có nhiều quan tâm, ban hành một số chủ trương dành cho đội ngũ này.
Trong đó phải kể tới Nghị quyết số 41-NT/TW ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới, Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 09/5/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ về thực hiện Nghị quyết số 41 của Bộ Chính trị.
Trong đó, Nghị quyết số 66 của Chính phủ đặt ra một số mục tiêu cụ thể như: đến năm 2030 có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp và có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho DNNVV giai đoạn 2021 - 2025 đưa ra một số mục tiêu quan trọng… Tuy nhiên, dù đã được triển khai nhiều năm, nhưng đến nay nhiều doanh nghiệp vẫn chưa biết đến chương trình này.
Năm 2024, nhằm xúc tiến, tăng cường hỗ trợ cộng đồng DNNVV nâng cao hiểu biết kiến thức, ý thức chấp hành pháp luật, từ đó góp phần phòng ngừa, hạn chế rủi ro pháp lý, tranh chấp pháp lý khi tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư trong gia đoạn mới…
Chương trình hỗ trợ pháp lý cho DNNVV đã được Bộ Tư pháp thông qua Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật triển khai rộng khắp ở các địa phương trên cả nước.
Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Ngô Quỳnh Hoa cũng chia sẻ, những năm qua, khu vực DNNVV đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, đóng góp ngày càng lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương nói riêng và cả nước nói chung.
Đây là lực lượng yếu hơn cả về nội lực và ngoại lực so với cộng đồng các doanh nghiệp nói chung. Bởi vậy, hỗ trợ pháp lý để giúp nhóm doanh nghiệp này phòng ngừa, hạn chế các vướng mắc, rủi ro pháp lý trong hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh là rất cần thiết.
Tuy nhiên, hiện nay, các DNNVV vẫn gặp khó khăn, thách thức trong tiếp cận hệ thống pháp luật, nguồn lực con người, kinh phí cũng như chưa tập trung cho vấn đề phòng ngừa rủi ro mang tính chất pháp lý và sử dụng quy định pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Bên cạnh đó, việc triển khai Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho DNNVV mặc dù có nhiều cố gắng, nỗ lực tuy nhiên hiệu quả, phạm vi, tác động đến doanh nghiệp còn hạn chế.
Chính vì vậy, mong muốn các đại biểu trao đổi, thảo luận thẳng thắn về những khó khăn mà các doanh nghiệp gặp phải, nhu cầu trong việc tiếp cận pháp luật và các đề xuất, mong muốn của doanh nghiệp.
Nêu ý kiến tại Hội thảo, ông Nguyễn Ngọc Thanh Chung, Phó Giám đốc Trung tâm khởi nghiệp - Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ Thuật TP. HCM cho biết, là người trực tiếp điều hành doanh nghiệp, tham gia nhiều tổ chức, hiệp hội doanh nghiệp, nhưng đây là lần đầu tiên ông được tham dự một hội thảo về hỗ trợ pháp lý, được biết đến các chương trình, đề án hỗ trợ pháp lý cho DNNVV.
Trong khi đó, các chương trình, nghị định về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp đã được ban hành và có hiệu lực nhiều năm trước. Điều này cho thấy, công tác tuyên truyền, phố biến chính sách đến doanh nghiệp khá chậm hoặc bị đứt đoạn, thông tin không đến được với đối tượng cần được hỗ trợ.
“Những năm gần đây, cả nước khuyến khích phong trào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp thường là doanh nghiệp nhỏ, thậm chí siêu nhỏ. Những doanh nghiệp này không có điều kiện nhân sự, tài chính để tổ chức ban pháp chế.
Do đó, đây là nhóm đối tượng cần được hỗ trợ pháp lý nhiều nhất. Trong bối cảnh hệ thống văn bản pháp luật liên tục thay đổi, điều chỉnh, bổ sung, rất cần xây dựng đội ngũ tư vấn viên có năng lực, nhiệt huyết với doanh nghiệp, nhằm giúp họ hiểu đúng, đủ và tuân thủ pháp luật liên quan đến kinh doanh”, ông Chung thông tin thêm.
Nhiều ý kiến của doanh nghiệp cho rằng, hiện nay tuy có nhiều kênh thông tin để cập nhật cho doanh nghiệp nhưng chưa mang tính định hướng kinh doanh, thiếu các hướng dẫn trong quá trình áp dụng pháp luật.
Chính vì vậy, để đảm bảo Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho DNNVV năm 2024 mang tính tổng thể, có chiều sâu, toàn diện, đảm bảo tính khả thi, hiệu lực, hiệu quả… cần tập trung ưu tiên lựa chọn những vấn đề pháp lý ảnh hưởng đến quyền lợi sát sườn của doanh nghiệp, biên tập từ ngôn ngữ pháp lý thành ngôn ngữ doanh nghiệp hiểu được, phải chọn những vấn đề nóng, ảnh hưởng trực tiếp và sâu rộng tới doanh nghiệp (chẳng hạn: pháp luật về đất đai, tín dụng, thuế, chuyển đổi xanh…).
Đồng thời, xây dựng đội ngũ tư vấn viên pháp luật cho các khu vực thực sự cần hỗ trợ về mặt pháp lý để bảo đảm tính khả thi, hiệu quả của chương trình.
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.