Hoạt động quản lý, giám sát TTCK: Thắt chặt vì an toàn hay nới lỏng để hút vốn?

Kỳ Thư - 15/09/2023 09:27 (GMT+7)

(VNF) - Trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance, luật sư Nguyễn Tiến Lập, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, cho rằng thời gian qua, có thể chúng ta đã quản lý TTCK với định hướng sai, đó là tìm cách nới lỏng các rào cản cốt làm sao thu hút nhiều vốn nhất có thể cho mục tiêu tăng trưởng, thay vì ưu tiên kiểm soát để đảm bảo an toàn cho thị trường tài chính.

VNF
Luật sư Nguyễn Tiến Lập

Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam gần đây phát hiện nhiều vụ thao túng, làm giá cổ phiếu. Bên cạnh đó, lợi dụng mạng xã hội, một số đối tượng đã phát tán những thông tin chưa có kiểm chứng, tin giả mạo gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của TTCK và gây thiệt hại cho nhà đầu tư, đồng thời gây khó khăn cho các cơ quan quản lý trong việc phát hiện và xử lý.

Điều này đặt ra yêu cầu đối với cơ quan chức năng cần tiếp tục nghiên cứu và triển khai nhiều giải pháp mạnh mẽ hơn để giám sát TTCK và nâng cao tính minh bạch của thị trường. 

Xung quanh vấn đề này, Tạp chí Đầu tư Tài chính đã có cuộc trò chuyện với luật sư Nguyễn Tiến Lập, thành viên văn phòng luật sư NHQuang và Cộng sự, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam.

- Theo quan sát của ông, đâu là những vấn nạn trên TTCK Việt Nam ảnh hưởng sâu sắc đến niềm tin của nhà đầu tư?

Luật sư Nguyến Tiến Lập: Các nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam hiện nay phải đối mặt với không chỉ vấn đề tin giả tràn lan mà còn là các hành vi thao túng thị trường một cách có chủ ý, có tổ chức.

Thông tin giả đến từ nhiều nguồn, với nhiều động cơ và mục đích khác nhau, xuất hiện rộng khắp trên nhiều lĩnh vực và phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt trên mạng xã hội, vốn ít bị kiểm soát nhất. Một khi thông tin giả liên quan đến sức khoẻ nền kinh tế, các chính sách kinh tế, sức khoẻ các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán hay thậm chí các chủ sở hữu và nhà quản lý doanh nghiệp thì ngay lập tức tác động đến thị trường. Tác động đó đến từ tâm lý. Chẳng hạn như thông tin về một ông chủ doanh nghiệp lớn bị điều tra hình sự chắc chắn sẽ làm cho giá cổ phiếu của doanh nghiệp đó đi xuống, trong khi các thông tin đó không có ai kiểm chứng. Tuy nhiên, vấn nạn tin giả sẽ không quá đáng ngại vì có thể ứng phó, xử lý được bằng việc phản hồi thông tin qua các phương tiện truyền thông.

Câu chuyện nghiêm trọng và đáng bàn hơn chính là việc thao túng thị trường. Chúng ta biết rằng mặc dù những người mua bán chứng khoán được gọi là nhà đầu tư, nhưng đa số họ là các cá nhân chơi chứng khoán theo phong trào. Họ hay cả tin vào hai nguồn. Thứ nhất là thông tin chính thống được công khai và có kiểm soát; thứ hai là các tin đồn từ nội bộ, được tung ra một cách có chủ đích. Điểm chung của các thông tin là “tốt khoe xấu che”, nhằm lôi kéo nhà đầu tư lựa chọn mua cổ phiếu. Nhiều doanh nghiệp niêm yết chủ động đánh bóng, “thổi phồng” các thông tin về tài chính, kinh doanh của mình bằng nhiều cách thức khác nhau, cốt là để chinh phục niềm tin của nhà đầu tư. Mặt khác, họ sử dụng các thủ thuật tạo “sóng” cho cổ phiếu, thông qua các giao dịch mua bán khống hay giả mạo để tác động vào quan hệ cung - cầu ở từng thời điểm. Câu chuyện này thực ra không mới và hiếm ở tất cả các nước có TTCK, không riêng gì nước ta.

Cho nên, theo tôi vấn đề cần bàn có lẽ là Nhà nước và các thiết chế quản lý, giám sát hoạt động thị trường đóng vai trò gì ở đây để ngăn ngừa các hiện tượng như vậy?

- Nhưng không thể không thừa nhận pháp luật liên quan đến vấn đề này đã khá đầy đủ. Vậy vì sao thực trạng này vẫn diễn ra, thưa ông?

Trước tiên, tôi thừa nhận, pháp luật liên quan đến vấn đề này đã khá đầy đủ. Tôi không có đầy đủ thông tin để đưa ra các phân tích cho mục tiêu phán xét các cơ quan chức năng, nhưng theo đánh giá của tôi, các hoạt động quản lý, giám sát TTCK ở nước ta kém hiệu quả.

Thứ nhất, chỉ số thị trường lên nhanh nhưng mà xuống còn nhanh hơn, chỉ qua một vài tháng, có nhiều mã chứng khoán giảm giá tới 50 đến 70%, đó rõ ràng là hiện tượng bong bóng, không bình thường. Thứ hai, nhiều doanh nghiệp lớn, có thể nói là trụ cột của cả thị trường và nền kinh tế bỗng nhiên “rơi tự do” vào trạng thái khủng hoảng, bị điều tra hình sự, bắt đầu bằng các sai phạm như thao túng thị trường hay giao dịch nội gián. Thứ ba, do các khu vực của thị trường tài chính liên thông nhau, bao gồm cổ phiếu – trái phiếu, tín dụng ngân hàng và bảo hiểm, các sai phạm và hậu quả sẽ xảy ra đồng thời hay ít nhất gây ra các tác động kép. Những gì chúng ta đã thấy là một quá trình, bắt đầu bằng trái phiếu không được cấp phép, trái phiếu chất lượng kém, đến cổ phiếu bị thổi giá, rồi tín dụng ngân hàng “đóng băng” và nay là khủng hoảng về các hợp đồng bảo hiểm có yếu tố lừa dối.

Nếu như với các thị trường hàng hoá, dịch vụ khác, nguyên lý chung là càng tự do thì càng tốt cho mục tiêu phát triển thì với thị trường tài chính là ngược lại, càng giám sát chặt chẽ càng tốt bởi mục tiêu là kiểm soát và bảo đảm an toàn. Tôi e rằng trong thời gian qua, chúng ta đã quản lý với định hướng sai, là tìm cách nới lỏng các rào cản và kiểm soát cốt làm sao thu hút nhiều vốn nhất có thể cho mục tiêu tăng trưởng. Định hướng đó đã chi phối quá mạnh tâm lý điều hành vĩ mô, tác động đến các khâu trong thực thi pháp luật.

Tóm lại, về khung pháp luật chung cho thị trường tài chính, chúng ta đã có đủ, từ Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán, Luật về các tổ chức tín dụng, Luật Bảo hiểm đến nhiều Nghị định khác nhau về trái phiếu doanh nghiệp. Trong các luật này, các thiết chế kiểm tra, giám sát thị trường đều đã được quy định, bao gồm các cơ quan chức năng của nhà nước, các công cụ, biện pháp và quy trình thủ tục về hành chính có liên quan. Chưa kể tới các chế tài của Bộ Luật Hình sự để xử lý các tội phạm về gian lận, thao túng thị trường.

Tuy nhiên, tại sao tất cả các công cụ thiết chế ấy lại không được phát huy tác dụng, dẫn đến khi có các sự vụ xảy ra thì trong hầu hết các trường hợp đều phải yêu cầu cơ quan điều tra hình sự vào cuộc? Và chúng ta cũng biết rõ rằng một khi sự vận hành mang tính dân sự và thương mại của đời sống kinh tế bị hình sự hoá thì hậu quả của nó sẽ thế nào.

Theo tôi, các động thái quản lý, giám sát của chúng ta chưa bám sát vào thực tiễn với các tính đặc thù của thị trường. Khác với các thị trường tài chính đã phát triển và có truyền thống, ở Việt Nam, tỷ lệ các nhà đầu tư cá nhân quá cao, chiếm tới trên 90%, đó là các nhà đầu tư nhỏ lẻ, không chuyên nghiệp. Họ thiếu hiểu biết, kỹ năng và kinh nghiệm, lại cả tin và hành xử theo phong trào. Trong bối cảnh như vậy, rõ ràng các cơ quan chức năng đã không có cách ứng xử đúng đắn và thích hợp để bảo vệ họ.

Bên cạnh đó, như tôi đã đề cập đến tính liên thông của 3 khu vực trên thị trường tài chính, đó là chứng khoán, tín dụng ngân hàng và bảo hiểm. Xét về góc độ quản lý, giám sát, chúng ta chưa có một tổ chức và cơ chế quản lý, giám sát thống nhất, tập trung như các nước.

Cụ thể, các công việc này vẫn được phân chia trách nhiệm giữa 3 cơ quan là Ngân hàng Nhà nước, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và Cơ quan quản lý ngành bảo hiểm thuộc Bộ Tài chính. Sự chia cắt về thẩm quyền và trách nhiệm như vậy đương nhiên làm giảm hiệu lực của quản lý nhà nước nói chung. Tôi cho rằng tốt nhất là nên tách bạch chức năng giám sát thị trường tài chính khỏi điều hành vĩ mô, đồng thời giao nó cho một cơ quan tập trung của Chính phủ, nhằm bảo đảm cho sự hoạt động chuyên nghiệp tương thích với các đặc thù của thị trường tài chính Việt Nam.

- Nhiều ý kiến cho rằng minh bạch TTCK là yếu tố quan trọng nhất trong việc xây dựng thị trường lành mạnh, từ đó, khơi thông dòng vốn đổ vào TTCK một cách bền vững. Ông đánh giá như thế nào về điều này?

Nguyên tắc minh bạch thị trường luôn luôn đúng nhưng tôi e rằng ở nước ta chưa được hiểu đầy đủ. Minh bạch không chỉ đơn giản là việc các công ty đại chúng và niêm yết nộp các báo cáo tài chính đã kiểm toán định kỳ cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước hay đăng công khai trên kênh thông tin điện tử của mình. Quan trọng và thực chất hơn là xem ai đọc nó và khi phát hiện vấn đề thì quy trình và trách nhiệm giải trình thế nào? Tiếp đó, nếu có sai sót hay sai phạm thì khắc phục ra sao và ai sẽ bị xử lý?

Ngoài ra, minh bạch cũng đi kèm với công khai hoá. Về khía cạnh này, hiện nay đang có tranh chấp giữa thông tin doanh nghiệp buộc phải công khai và các thông tin được coi là bí mật thương mại hay kinh doanh. Cho mục đích tiếp cận thông tin, các quy định của pháp luật và điều lệ các công ty cần phải tiếp tục xử lý để làm rõ ranh giới này

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

(VNF) - Ông Trần Thanh Mẫn hiện là Phó chủ tịch thường trực Quốc hội khoá XV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

(VNF) - Ngoài Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản cùng được Chính phủ trình Quốc hội cho phép thi hành từ ngày 1/7/2024, sớm hơn 6 tháng.

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

(VNF) - Trung ương đã thống nhất giới thiệu Đại tướng Tô Lâm, ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV để bầu giữ chức Chủ tịch nước.

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu gói tín dụng cho người mua, kéo dài thời gian vay lên 10 - 15 năm, lãi suất ưu đãi thấp hơn từ 3 - 5% so với vay thương mại.

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Tổng Bí thư cho biết, Trung ương thống nhất cao về phương án kiện toàn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội để Đảng đoàn Quốc hội giới thiệu với Quốc hội quyết định tại kỳ họp thứ 7 ngày 20/5

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

(VNF) - Phát Đạt đã vật lộn để trải qua một năm 2023 đầy thách thức. Và dường như, điều ấy đã để lại nỗi ám ảnh trong tâm trí của những người đứng đầu tập đoàn này khi năm 2024, mỗi toan tính bước đi của Phát Đạt đều thận trọng như người bước trên băng mỏng.

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

(VNF) - Choáng ngợp trước căn biệt thự rộng 1.000m2 của đại gia Quảng Ninh với những món đồ nội thất đắt đỏ, đặc biệt là hàng tùng cảnh hơn 800 năm tuổi đời. Biệt thự xây dựng với giá 500 tỷ đồng

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

(VNF) - Nhờ số hoá, mọi người có thể tham gia trực tiếp vào trồng rừng, cải tạo rừng. Đầu tư trồng rừng như vậy, theo tính toán, sẽ mang lại lợi ích gấp hàng trăm lần gửi tiền tiết kiệm ngân hàng.

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

(VNF) - Cục Quản lý thị trường TP. HCM đã kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn, qua đó tạm giữ 719 đơn vị sản phẩm không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

(VNF) - Theo nghiên cứu mới nhất, thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra còn tồi tệ hơn gấp 6 lần so với tưởng tượng trước đây.