'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo dữ liệu triển vọng kinh tế thế giới của IMF, cho tới năm 2028, GDP của Trung Quốc dự kiến sẽ chiếm 22,6% thế giới, Ấn Độ xếp sau với 12,9%, còn Mỹ khoảng 11,3%.
Khoảng 75% tăng trưởng toàn cầu dự kiến sẽ tập trung ở 20 quốc gia và hơn một nửa nằm trong top 4: Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ và Indonesia. Trong khi Nhóm Bảy quốc gia (G-7) sẽ chiếm một phần nhỏ hơn, với Đức, Nhật Bản, Vương quốc Anh và Pháp được coi là một trong 10 quốc gia đóng góp hàng đầu.
Ngoài ra, Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc, được biết đến với tên viết tắt BRIC do Jim O'Neill, cựu nhà kinh tế trưởng của Goldman Sachs Group đặt ra, dự kiến sẽ đóng góp gần 40% vào tăng trưởng của thế giới cho đến năm 2028. 4 quốc gia đã thành lập diễn đàn BRIC vào năm 2009 và khối này trở thành Brics một năm sau đó khi Nam Phi, cho đến nay là nền kinh tế nhỏ nhất trong nhóm, được thừa nhận.
Theo IMF, nền kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng khoảng 3% trong nửa thập kỷ tới do ảnh hưởng của lãi suất tăng cao. Triển vọng kinh tế 5 năm tới được tổ chức này dự báo ở mức yếu nhất trong hơn 3 thập kỷ. Quỹ cũng kêu gọi các quốc gia tránh chia rẽ về kinh tế do căng thẳng địa chính trị gây ra và thực hiện các bước để tăng năng suất.
Trước đó, trong báo cáo triển vọng kinh tế thế giới, IMF cũng dự báo Trung Quốc và Ấn Độ sẽ chiếm khoảng một nửa tăng trưởng toàn cầu trong năm nay, nhấn mạnh sức mạnh ngày càng tăng của châu Á trong nền kinh tế thế giới.
Theo đó, IMF dự báo mức tăng trưởng ở khu vực châu Á Thái Bình Dương sẽ đạt 4,6% trong năm nay, cao hơn khoảng 0,35% so với dự báo được đưa ra hồi tháng 10 và tăng mạnh hơn mức 3,8% của năm ngoái - chủ yếu là do Trung Quốc mở cửa trở lại. IMF ước tính toàn bộ khu vực sẽ đóng góp hơn 70% tăng trưởng toàn cầu trong năm nay.
Ông Krishna Srinivasan, Giám đốc Vụ châu Á và Thái Bình Dương của IMF, viết trên blog rằng sự phục hồi của Trung Quốc đang thúc đẩy hoạt động trong khu vực.
Ông nói: “Tác động lan tỏa mạnh nhất đến tăng trưởng khu vực là từ nhu cầu của Trung Quốc đối với hàng hóa đầu tư. Nhưng lần này, chúng tôi kỳ vọng tác động lan tỏa lớn nhất sẽ đến từ nhu cầu gia tăng của Trung Quốc đối với hàng hóa tiêu dùng”.
Mặc dù vậy, tốc độ mở rộng của Trung Quốc ở mức 5,2% sẽ thấp hơn đáng kể so với tốc độ tăng trưởng trước Covid. Phó giám đốc điều hành thứ nhất của IMF Gita Gopinath đã nhấn mạnh rằng “chúng ta không còn Trung Quốc với tốc độ tăng trưởng rất cao nữa".
“Vì vậy, đối với toàn bộ nền kinh tế toàn cầu, chúng ta không có động cơ tăng trưởng quá lớn. Trừ khi chúng ta nâng cao năng suất, nếu không chúng ta sẽ phải vật lộn với mức tăng trưởng thấp”, ông Gopinath nói trên Bloomberg Television.
Xem thêm >> IMF bi quan về triển vọng kinh tế trung hạn, có thể tăng trưởng yếu nhất kể từ năm 1990
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.