(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu Jean-Baptiste Say là ai ? Định luật Say.
Jean-Baptiste Say là ai ?
Jean-Baptiste Say (1767-1832) là nhà kinh tế người Pháp phát triển học thuyết Adam Smith về thị trường trong cuốn Bàn về Kinh tế chính trị của mình. Say lập luận: vì bất kỳ một hành vi sản xuất nào cũng phải phát sinh chi phí và lượng sức mua tương ứng, nên sản phẩm đưa ra thị trường tạo ra nhu cầu về chính nó và bất kỳ nhu cầu nào xuất hiện trên thị trường cũng tạo ra mức cung của nó. Quan điểm về sự phụ thuộc lẫn nhau trong nền kinh tế trao đổi này thường được gọi là định đề Say và được sử dụng để chống lại quan điểm về khả năng khủng hoảng kinh tế do sản xuất quá nhiều hàng hóa và dịch vụ, cũng như biên minh cho quan điểm cho rằng nền kinh tế tự đông vận hành ở gần mức toàn dụng lao động.
(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)
Định luật Say
Định luật Say là một định luật về thị trường cung – cầu được đặt theo tên của Jean-Baptiste Say. Theo ông, mọi cá nhân sản xuất hàng hóa và cung ứng dịch vụ sẽ không gặp bất cứ trở ngại nào trong quá trình hoạt động, trừ phi họ có ý định đánh đổi một thứ gì khác có giá trị tương đương. Vì vậy khi cung tăng cao thì cầu cũng sẽ tăng lên theo một lượng tương ứng. Hành động sản xuất của bạn sẽ tạo “đầu ra” cho những sản phẩm, dịch vụ khác (nếu bạn gia tăng sản xuất lên 17 lần sẽ giúp tạo 17 lần “đầu ra” cho những nơi khác).
Chẳng hạn, khi sản xuất hàng hóa A, bạn sẽ phải thuê nhân công, nghĩa là bạn đang tăng cầu về lao động; ngoài ra, bạn còn phải thuê công xưởng, vay vốn, mua linh kiện (từ các nhà sản xuất khác), hay thậm chí đơn giản là việc để tiền của bạn (từ lợi nhuận) vào ngân hàng,… cũng đều tạo thêm nhu cầu cho nền kinh tế. Sản xuất càng nhiều thì tạo ra nhu cầu càng nhiều, đó chính là Định luật Say.
Để phát triển nền kinh tế, nhiều người thường nghĩ rằng phải có thật nhiều doanh nghiệp lớn, nhưng không, một nền kinh tế lớn là nền kinh tế của những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thực tế cho thấy, người làm chủ nền kinh tế Hoa Kỳ là hàng triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMBs) chứ không phải những ông lớn như Cargill, Google, Apple, hay Microsoft. Bạn sẽ có được một nền kinh tế năng động chỉ với vài doanh nghiệp lớn và bao quanh là hàng loạt “vệ tinh” cung ứng được sinh ra sau đó.
Định luật Say nói chung được chấp nhận trong suốt thế kỷ 19, mặc dù đã được sửa đổi để kết hợp ý tưởng về một chu kỳ "bùng nổ và phá sản".
(VNF) - Chưa bao giờ chợ trung tâm Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) lại rơi vào cảnh đìu hiu như hiện nay. Hàng loạt kiot tại các chợ lớn đóng cửa, khách vào chợ lèo tèo, người bán hàng phần lớn ngồi chơi smart phone