'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
- Thưa PGS.TS Trần Đình Thiên, để du lịch phát triển bền vững, có một bài toán đặt ra là làm sao hài hoà giữa làm kinh tế du lịch và bảo tồn thiên nhiên. Tại sao ngồi trên núi tài nguyên du lịch mà chúng ta vẫn nghèo?
PGS.TS Trần Đình Thiên: Câu chuyện bảo tồn và phát triển là chủ đề thảo luận, tranh luận, thậm chí xung đột đã được đặt ra từ rất lâu và ở mọi quốc gia chứ không phải chỉ ở riêng Việt Nam.
Xây dựng khách sạn, nhà hàng trên bãi cát, làm bãi biển mất đi vẻ hoang sơ, hay phải chặt một số cây cối, cải tạo ao hồ, đầm lầy để phát triển hạ tầng du lịch - đó là thực chất đánh đổi tài nguyên để phát triển, để thỏa mãn nhu cầu khám phá và tận hưởng cuộc sống của nhiều người.
Để hiểu đúng về phát triển, trước hết, phải thừa nhận tiền đề: Không thể phát triển nếu không có sự đánh đổi. Tiếp đó, phải thống nhất được (về nguyên tắc) mức độ có thể chấp nhận để sự đánh đổi là phát triển chứ không phải là sự hủy hoại tài nguyên, môi trường, là “phản phát triển”.
Đồng thuận nhận thức hai vấn đề trên là việc không dễ dàng, nhất là đối với vế thứ hai. Sự khác biệt ý kiến, thậm chí, xung đột trong quan điểm về lợi ích phát triển là thường thấy. Tuy nhiên, vẫn luôn luôn tồn tại những cơ sở, những nguyên tắc chung để giải đúng bài toán “phát triển du lịch hài hòa với bảo tồn thiên nhiên”.
- Vậy theo ông, chìa khóa nào để giải quyết vấn đề phát triển du lịch bền vững?
Trước hết, phải hiểu đúng khái niệm “đánh đổi” - tổng thể, tích cực, không bị phiến diện và cực đoan. Trong thời gian qua, thực tế nhiều địa phương cho thấy việc mạnh dạn “đánh đổi” đã mang lại những kết quả phát triển tích cực rõ ràng.
Đà Nẵng là một ví dụ điển hình. Cách đây 30 năm, bãi biển Thanh Khê hầu như không có người ở. Một bãi cát hoang sơ, chỉ có cát, nước mặn và gió bão. Theo ngôn ngữ kinh tế thị trường, bãi cát hoang sơ đó có rất ít, thậm chí có thể nói, không có giá trị kinh tế.
Nhưng giờ đây thì sao? Bãi biển Thanh Khê được thế giới biết đến là một trong vài chục bãi biển đẹp nhất hành tinh, Đà Nẵng trở thành một địa chỉ du lịch tầm cỡ, “đáng đến và đáng sống”. Mỗi năm, hàng triệu du khách đến đây để khám phá và tận hưởng. Giá trị đất ở đây tăng hàng trăm, hàng ngàn lần. Người dân Đà Nẵng hưởng lợi ích phát triển rõ ràng.
Muốn có được điều đó, phải đánh đổi bằng một phần tài nguyên thiên nhiên, không thể khác. Bà Nà ngày xưa làm gì có ai đến du lịch. Còn bây giờ, một ngày cả mấy chục ngàn người đến, trả tiền để thỏa mãn nhu cầu. Một địa chỉ du lịch nổi tiếng, có cầu “Bàn tay” đẹp mê hoặc, có sức hút khách lạ lùng. Tôi tự hỏi: Nếu không có Bà Nà đó, thì du lịch Đà Nẵng sẽ thế nào?
Tôi nghĩ phải phân tích được cả hai mặt của phát triển. Chỉ nhấn một vế thôi thì vô tình hay cố ý, sẽ không hiểu đúng bản chất của phát triển; ngược lại, sẽ vùi dập cả thành tựu phát triển.
- Như vậy, trong phát triển du lịch bền vững rất cần có sự đầu tư bài bản, sự vào cuộc của những “đại bàng”, chứ không thể mạnh ai nấy làm?
Việt Nam đi sau và không thể phung phí tài nguyên. Làm du lịch, Việt Nam cần định hướng rõ từ đầu là phải làm du lịch đẳng cấp để việc hưởng thụ và trả tiền cho việc hưởng thụ đó sòng phẳng, bù lại đúng mức sự hao phí tài nguyên, giữ được nền tảng cho sự phát triển tương lai.
Theo nguyên tắc đó, tài nguyên du lịch của Việt Nam là hạng nhất thì Việt Nam phải làm du lịch đẳng cấp. Phải nâng cấp tài nguyên, nâng năng lực du lịch lên đẳng cấp cao để tiết kiệm tài nguyên và thu giá trị gia tăng xứng đáng.
Du lịch là tự do, đại chúng, không hạn chế ai. Nhưng vì tài nguyên có hạn, sức tải có hạn - mà quá tải là hủy diệt chính du lịch - nên phải nâng cấp nó, phải định hướng phát triển du lịch đẳng cấp cao. Đó là nguyên lý bắt buộc, phải đặc biệt tôn trọng.
Du khách muốn đi du lịch ở nơi “đáng sống”, để được tận hưởng thì phải có tiền, phải biết kiếm tiền, biết tiết kiệm tiền, nghĩa là phải phấn đấu. Đó là cách đặt vấn đề sòng phẳng, rõ ràng. Điểm mấu chốt ở đây là không được phung phí, làm rẻ tài nguyên du lịch của đất nước.
Hãy liên hệ: Ăn món ăn 1 con ốc sên trong nhà hàng ở Paris (Pháp) mất 5 euro. Còn ở ta ăn cả 1 đĩa lớn ốc đặc sản ở Nha Trang, thậm chí một rổ ốc ở vùng quê, chắc cũng chỉ hết từng ấy tiền. Rẻ như thế, tất nhiên rẻ thì nhiều người được ăn, nhưng ốc mau hết, mau tuyệt diệt lắm. Sẽ ít người được ăn ốc và chẳng ai nghĩ cách bảo tồn và phát triển ốc. Làm sao để mỗi người ăn ít ốc thôi, nhưng được tận hưởng đến tận cùng cái ngon, cái đặc sắc của nó thì tốt hơn nhiều. Ốc đắt lên, người nghèo bắt ốc, nuôi ốc sẽ được hưởng lợi. Tài nguyên tự nhiên sẽ được bảo vệ tốt hơn.
Tất nhiên cũng không thể nhảy vọt lên toàn du lịch cao cấp được, chúng ta cũng đã có những bài học. Nếu cứ để du lịch tràn ngập bột phát, đẳng cấp quá thấp thì rất mệt. Chúng ta phải nỗ lực nhanh chóng nâng cấp nó. Những chỗ tốt phải biết mời gọi các nhà đầu tư có tầm nhìn đến mới phát huy được tiềm năng tài nguyên thiên nhiên, nếu không thì rất lãng phí.
Nghị quyết TƯ 08/BCT xác định phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Thực thi chiến lược đó, vai trò quyết định thuộc về các doanh nghiệp. Ngoài những khó khăn cần được tháo gỡ về thể chế, vốn, thị trường, doanh nghiệp còn rất cần sự ủng hộ từ phía cộng đồng, chính quyền địa phương. Theo ông, chúng ta cần làm gì để cộng đồng hiểu đúng về phát triển du lịch bền vững?
Do bản chất và đặc thù ngành, để du lịch phát triển, hơn bất cứ ngành nào, cần sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng, của chính quyền địa phương. Muốn vậy, phải hiểu đúng, phải có tầm nhìn tốt. Đó là cơ sở của sự ủng hộ và chia sẻ.
Tiếp đến, khi có vấn đề đặt ra, cần có sự giải thích rõ ràng, minh bạch, có căn cứ, không thể một chiều, dễ dãi được.
Hiện nay, dư luận đôi khi bị dẫn dắt bởi những cách hiểu phiến diện, méo mó, gây ảnh hưởng không hay cho phát triển du lịch. Tình trạng “tù mù”, “thông tin bất đối xứng” nhiều khi bị lợi dụng, lạm dụng, tạo ra dư luận, gây khó cho doanh nghiệp làm du lịch.
Trước hết, phải thống nhất được rằng để phát triển du lịch tốt, phải dựa vào doanh nghiệp, trông cậy vào sự lớn lên của doanh nghiệp Việt Nam; do đó, rất cần sự hỗ trợ, tạo điều kiện và cả sự chia sẻ của chính quyền và cộng đồng xã hội. Mỗi doanh nghiệp không nên chỉ được coi là tài sản riêng của các cá nhân giàu có mà còn phải được coi là nguồn lực, là sức mạnh quốc gia. Họ là lực lượng đại diện Việt Nam tham gia cạnh tranh toàn cầu, mang lại lợi ích phát triển cho đất nước. Phải nhìn cả khía cạnh ấy chứ đừng cứ vùi dập theo nghĩa là họ chỉ biết đút tiền vào túi rồi chiếm của xã hội nhiều quá. Nếu chỉ nhìn thế thì quá phiến diện.
Khi có những ảnh hưởng tiêu cực, cần phải có phản ứng chính thức, đàng hoàng, công khai. Trên mạng ai có ý kiến thì dễ, nhưng ra đối chất, thảo luận công khai ở các diễn đàn, thì khi đó phải thử thách bằng các luận điểm, luận chứng, chứ không thể vung ý kiến cá nhân ra được. Đừng để chỉ có tự do ngôn luận cá nhân, nhiều khi thành “quá đà”, không phải thúc đẩy phát triển mà thành cản trở phát triển.
- Xin cảm ơn ông!
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.