'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Hiện có 85 dự án năng lượng tái tạo (công suất hơn 4.676 MW) bị chậm tiến độ vận hành thương mại. Trong đó, 34 dự án chuyển tiếp (28 dự án điện gió, 6 điện mặt trời) với tổng công suất gần 2.091 MW đã hoàn thành thi công, thử nghiệm. Số dự án này không được hưởng giá FIT ưu đãi, mà phải đàm phán giá với EVN theo khung giá phát điện Bộ Công Thương ban hành đầu năm nay.
Tại báo cáo ngày 30/3 gửi Bộ trưởng Công Thương về những vướng mắc trong đàm phán giá điện các dự án nhà máy điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp, EVN cho biết do Thông tư 01/2023/TT-BCT đã bãi bỏ thời hạn hợp đồng mua bán điện (PPA) 20 năm đối với PPA mẫu của nhà máy điện mặt trời trong khi giữ nguyên thời hạn 20 năm trong PPA mẫu nhà máy điện gió nên EVN và các chủ đầu tư rất khó thống nhất thời hạn PPA của nhà máy điện mặt trời.
Các thông số đầu vào cũng có những điểm chưa rõ ràng khiến việc đàm phán lâm vào bế tắc.
Đối với dự án truyền thống, Bộ Công Thương quy định đời sống kinh tế dự án thủy điện là 40 năm, nhiệt điện than là 30 năm, nhiệt điện khí là 25 năm.
Tuy nhiên, đối với các dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp, Bộ chưa có hướng dẫn nên EVN và các chủ đầu tư chưa có cơ sở thực hiện (Bộ mới chỉ quy định đời sống kinh tế dự án điện gió, điện mặt trời chuẩn dùng để tính khung theo Thông tư 15 là 20 năm).
Bên cạnh đó, sản lượng điện dùng để tính toán giá điện cũng có những vấn đề. Đối với dự án truyền thống, Bộ Công Thương quy định sản lượng điện năm dùng để xác định giá điện như sau: Sản lượng điện năm đối với nhiệt điện than tính với Tmax =6.500h, đối với nhiệt điện khí tính với Tmax = 6.000h, đối với thủy điện xác định theo thiết kế cơ sở được duyệt hoặc theo văn bản phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, Bộ cũng chưa có hướng dẫn với các nhà máy điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp nên chưa có cơ sở thực hiện.
Về lãi vay, đối với dự án truyền thống, Bộ Công Thương quy định các bên đàm phán nhưng không thấp hơn mức trần do Bộ hướng dẫn. Nhưng đối với các nhà máy điện gió, mặt trời chuyển tiếp, Bộ chưa có hướng dẫn nên EVN và các chủ đầu tư cũng chưa có cơ sở thực hiện.
"Đối với dự án truyền thống, Bộ Công Thương quy định các bên đàm phán nhưng không cao hơn mức trần là 12%. Tuy nhiên đối với các nhà máy điện gió, mặt trời chuyển tiếp, Bộ chưa có ban hành mức trần này nên EVN và các chủ đầu tư gặp nhiều khó khăn trong quá trình đàm phán", EVN nêu.
Với hàng loạt vướng mắc, EVN khẳng định cả EVN và các chủ đầu tư đều thấy còn nhiều nội dung chưa có cơ sở để hai bên đàm phán, do vậy không thể hoàn thành đàm phán đàm phán và ký kết các PPA các dự án nhà máy điện gió, mặt trời chuyển tiếp theo đúng thời hạn yêu cầu của Bộ Công Thương là 31/3.
Với việc 81/85 các chủ đầu tư chưa nộp hồ sơ đàm phán cho Công ty mua bán điện thuộc EVN và các vướng mắc trong quá trình triển khai nêu trên, EVN đề nghị Bộ Công Thương sớm ban hành phương pháp xác định giá đàm phán.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.