Kiểm soát lạm phát: Sức ép lớn trong năm 2022

Trần Anh Thắng - CEO VFS - 28/05/2022 13:24 (GMT+7)

(VNF) - Các yếu tố gây trở ngại đến việc kiểm soát lạm phát trong các tháng tiếp theo là tổng cầu tăng đột biến, giá cả nguyên vật liệu tăng cao và đứt gãy chuỗi cung ứng ở cả trong nước và quốc tế.

VNF
Giá xăng dầu trong nước tăng mạnh trong quý I/2022

Trong quý I năm 2022, kinh tế thế giới phục hồi, nhu cầu nguyên vật liệu phục vụ sản xuất tăng cao trong khi nguồn cung bị đứt gãy khiến giá cả hàng hóa trên thị trường quốc tế có xu hướng tăng mạnh.

Thêm vào đó là xung đột giữa Nga và Ukraine cùng các biện pháp trừng phạt kinh tế của Mỹ và các nước đối với Nga, nước xuất khẩu khí đốt tự nhiên lớn thứ hai trên thế giới đã đẩy giá năng lượng toàn cầu lên cao, đặc biệt giảm mạnh nguồn cung cho các nước châu Âu vốn phụ thuộc đáng kể vào việc nhập khẩu năng lượng từ Nga. Ngoài ra, Nga và Ukraine là những nước xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất trên thế giới, tổng nguồn cung của 2 quốc gia này chiếm 30% thương mại toàn cầu về lúa mì.

Điều này dẫn đến áp lực lạm phát tăng cao tại nhiều nước bao gồm cả những nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước châu Âu như lạm phát tai Mỹ tháng 02/2022 tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước, cao nhất kể từ tháng 1 năm 1982; Tây Ban Nha 7,6%; Nhật Bản tháng thứ 6 liên tiếp có lạm phát tăng (tháng 1 tăng 0,5%, tháng 2 tăng 0,9%); Hàn Quốc tháng 2 tăng 3,7%, Thái Lan tăng 5,3% … Các nhà kinh tế dự báo lạm phát của nền kinh tế toàn cầu ở mức 6,2%, cao hơn 2,25 điểm phần trăm so với dự báo tại tháng 1 năm 2022.

Tại Việt Nam, kinh tế tiếp tục đà tăng trưởng trong điều kiện bình thường mới với tổng sản phẩm trong nước GDP quý I năm 2022 tăng 5,03% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) quý I năm 2022 tăng 1,92% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 0,29% của quý I năm 2021. Có một số nguyên nhân chính làm lạm phát của Việt Nam trong quý I năm nay không tăng cao:

Thứ nhất, Việt Nam là nước nông nghiệp do đó việc cung ứng các mặt hàng lương thực, thực phẩm dồi dào bên cạnh việc đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân còn xuất khẩu ra thế giới nên giá cả khá ổn định. Nhóm thực phẩm quý I năm 2022 giảm 1,2% so với cùng kỳ năm trước làm CPI giảm 0,26 điểm phần trăm. Giảm mạnh nhất là giá thịt lợn giảm 21,55%; mỡ ăn giảm 22,6% và giá thịt chế biến giảm 4,63%.

Bên cạnh đó, giá dịch vụ giáo dục giảm 4,24% do một số địa phương miễn giảm học phí từ kỳ học I năm học 2021 – 2022 làm CPI giảm 0,23 điểm phần trăm. Giá thuê nhà giảm 15,14% do nhiều hộ gia đình đã hỗ trợ người thuê nhà trong tình hình dịch bệnh.

Thứ hai, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp bình ổn giá, hạn chế những tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội. Cụ thể như ổn định lãi suất cho vay ở mức thấp; giảm thuế giá trị gia tăng với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ từ 10% xuống còn 8% từ ngày 1/02/2022; giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiêu liệu bay từ ngày 01/01 đến hết 31 tháng 12 năm 2022; giảm mức thu 37 khoản phí, lệ phí trong 6 tháng đầu năm 2022.

Cùng với đó, việc giám sát và điều hành giá xăng dầu theo sát diễn biến giá thế giới và nguồn cung xăng dầu được chỉ đạo khắc phục kịp thời.

Bên cạnh một số nguyên nhân làm giảm CPI trong quý I năm 2022, các nguyên nhân làm CPI tăng so với cùng kỳ năm trước gồm: Giá xăng dầu trong nước tăng 48,81% so với cùng kỳ năm trước (tác động làm CPI tăng 1,76 điểm phần trăm); giá gas tăng 21,04% (tác động làm CPI chung tăng 0,31 điểm phần trăm).

Song song, giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 8,08% so với cùng kỳ năm trước do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên vật liệu đầu vào (tác động làm CPI chung tăng 0,16 điểm phần trăm). Giá gạo tăng 1,1% so với cùng kỳ năm trước (tác động làm CPI chung tăng 0,03 điểm phần trăm) do giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng gạo nếp và gạo tẻ ngon trong dịp Tết Nguyên đán và Rằm tháng giêng tăng cao.

Nhìn chung trong quý I năm 2022, lạm phát đã được kiểm soát, tránh được bão giá, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển sản xuất kinh doanh của nền kinh tế.

Tuy nhiên, các chuyên gia dự báo lạm phát Việt Nam trong các tháng tiếp sẽ chịu sức ép cao. Các yếu tố gây trở ngại đến việc kiểm soát lạm phát trong các tháng tiếp theo của năm 2022 chính là tổng cầu tăng đột biến, giá cả nguyên vật liệu tăng cao và đứt gãy chuỗi cung ứng ở cả trong nước và quốc tế. Cụ thể:

Thứ nhất, tổng cầu tăng đột biến sau khi Việt Nam khắc phục khá thành công đại dịch. Thêm vào đó là sự kiện mở cửa du lịch ngày 15/3/2022 đã khiến ngành du lịch, vui chơi, giải trí, ăn uống, vận chuyển … tăng mạnh mẽ. Đặc biệt với quy mô hỗ trợ 350.000 tỷ đồng từ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội chính tạo áp lực lạm phát rất lớn.

Thứ hai, nền kinh kế Việt Nam phụ thuộc khá nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu. Tổng cầu thế giới tăng nên nguyên vật liệu nhập khẩu hàng hóa trên thế giới cũng tăng rất cao, dẫn tới nhập khẩu lạm phát cũng là điều không tránh khỏi. Bên cạnh đó, với chính sách Zero – Covid của Trung Quốc đã ảnh hưởng rất lớn tới hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam. Theo thống kê năm 2021, Trung Quốc chiếm hơn 33% tổng nhập khẩu là nước cung ứng nguyên vật liệu đầu vào sản xuất lớn nhất cho Việt Nam.

Thứ ba, đứt gãy chuỗi cung ứng chính là nguyên nhân gây ra lạm phát cao trên thế giới. Đứt gãy chuỗi cung ứng nhiên liệu, khí đốt … đã đẩy giá xăng dầu lên mức cao kỷ lục. Trong khi đó xăng dầu là một loại hàng hóa huyết mạch, là máu của nền kinh tế nên giá xăng dầu tăng đẩy giá một loạt hàng hóa khác tăng, gây áp lực rất lớn đối với nền kinh tế Việt Nam.

Để bảo đảm kiểm soát tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2022 ở mức khoảng 4% theo mục tiêu Quốc hội đề ra, công tác quản lý điều hành giá trong thời gian tới cần tiếp tục thực hiện một cách thận trọng, chủ động và linh hoạt, tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau:

Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương cần theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, lạm phát trên thế giới, kịp thời cảnh báo các nguy cơ ảnh hưởng đến giá cả, lạm phát của Việt Nam. Các chính sách tiền tệ cần được điều hành linh hoạt và đồng bộ, hạn chế tối đa nguồn cung tiền ra thị trường.

Đồng thời, kiểm soát và duy trì chuỗi cung ứng vật tư, nhiên liệu sản xuất kể cả các hàng hóa tiêu dùng giữ các địa phương với nhau, giữa Việt Nam và thế giới; tăng cường kiểm tra, thanh tra thị trường, chống găm hàng thổi giá của các nhà cung cấp.

Đặt biệt đối với mặt hàng xăng dầu, Bộ Công thương và Bộ Tài chính cần theo dõi sát diễn biến giá xăng dầu thế giới, đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho hoạt động sản xuất và tiêu dùng ở trong nước, giảm bớt sự lệ thuộc và tác động tiêu cực của giá xăng dầu thế giới; sử dụng linh hoạt quỹ bình ổn kết hợp với các công cụ thuế, phí để bình ổn giá xăng dầu.

Ngoài ra, đẩy mạnh các hoạt động sản xuất, cung cấp hàng hóa và dịch vụ tạo ra giá trị tăng mới, thắt chặt cho vay mua bất động sản, chứng khoán, tiêu dùng, cắt giảm mạnh các khoản chi tiêu không hoặc kém hiệu quả, hạn chế đầu tư công.
 

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

(VNF) - Ông Trần Thanh Mẫn hiện là Phó chủ tịch thường trực Quốc hội khoá XV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

(VNF) - Ngoài Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản cùng được Chính phủ trình Quốc hội cho phép thi hành từ ngày 1/7/2024, sớm hơn 6 tháng.

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

(VNF) - Trung ương đã thống nhất giới thiệu Đại tướng Tô Lâm, ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV để bầu giữ chức Chủ tịch nước.

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu gói tín dụng cho người mua, kéo dài thời gian vay lên 10 - 15 năm, lãi suất ưu đãi thấp hơn từ 3 - 5% so với vay thương mại.

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Tổng Bí thư cho biết, Trung ương thống nhất cao về phương án kiện toàn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội để Đảng đoàn Quốc hội giới thiệu với Quốc hội quyết định tại kỳ họp thứ 7 ngày 20/5

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

(VNF) - Phát Đạt đã vật lộn để trải qua một năm 2023 đầy thách thức. Và dường như, điều ấy đã để lại nỗi ám ảnh trong tâm trí của những người đứng đầu tập đoàn này khi năm 2024, mỗi toan tính bước đi của Phát Đạt đều thận trọng như người bước trên băng mỏng.

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

(VNF) - Choáng ngợp trước căn biệt thự rộng 1.000m2 của đại gia Quảng Ninh với những món đồ nội thất đắt đỏ, đặc biệt là hàng tùng cảnh hơn 800 năm tuổi đời. Biệt thự xây dựng với giá 500 tỷ đồng

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

(VNF) - Nhờ số hoá, mọi người có thể tham gia trực tiếp vào trồng rừng, cải tạo rừng. Đầu tư trồng rừng như vậy, theo tính toán, sẽ mang lại lợi ích gấp hàng trăm lần gửi tiền tiết kiệm ngân hàng.

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

(VNF) - Cục Quản lý thị trường TP. HCM đã kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn, qua đó tạm giữ 719 đơn vị sản phẩm không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

(VNF) - Theo nghiên cứu mới nhất, thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra còn tồi tệ hơn gấp 6 lần so với tưởng tượng trước đây.