Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Ngày 19/7/2017, Văn phòng Chính phủ có Văn bản số 7549/VPCP-ĐMDN chuyển kiến nghị của Công ty Bác Nguyên Lạng Sơn đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xem xét, xử lý và trả lời doanh nghiệp theo thẩm quyền.
Tuy nhiên, ngày 07/8/2017, Cục Quản lý Đấu thầu (Cục QLĐT) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KH&ĐT) chính thức có văn bản trả lời số 6402/BKĐT-QLĐT "về việc hướng dẫn pháp luật về đầu tư theo hình thức PPP" do ông Nguyễn Đăng Trương, Cục trưởng Cục QLĐT ký.
Theo văn bản này, Công ty cổ phần đầu tư Bác Nguyên Lạng Sơn được giao thực hiện dự án Cụm công nghiệp Hợp Thành từ năm 2008 theo hình thức BOT nhưng chưa triển khai thực hiện. Đến thời điểm hiện tại, Công ty xin điều chỉnh loại hợp đồng dự án từ BOT sang BT.
Theo văn bản, nghị định số 15/2015/NĐ-CP (Khoản 3 Điều 3) đã quy định: "Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng BOT) là hợp đồng được ký giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư được quyền kinh doanh công trình trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền".
Bên cạnh đó, tại Khoản 5 Điều 3 quy định: "Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (BT) là hợp đồng được ký giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và được thanh toán bằng quỹ đất để thực hiện dự án khác.
Do đó, hai loại hợp đồng này có bản chất hoàn toàn khác nhau về mô hình tài chính cũng như cơ chế thanh toán cho nhà đầu tư. Sau gần 10 năm (từ 2008 đến nay), việc thay đổi loại hợp đồng từ BOT sang BT sẽ làm thay đổi hoàn toàn bản chất và nội dung của dự án".
"Vì vậy, trường hợp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (trong trường hợp này là UBND tỉnh Lạng Sơn) nhận thấy việc chuyển đổi từ hình thức hợp đồng BOT sang BT là cần thiết thì nên tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Đề xuất dự án, Báo cáo nghiên cứu khả thi theo quy định tại Nghị định số 15/2015/NĐ-CP.
Trước khi lập, thẩm định, phê duyệt đề xuất dự án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần xem xét khả năng bố trí quỹ đất để thanh toán đối với loại hợp đồng BT. Bên cạnh đó cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần đánh giá hiện trạng triển khai Dự án, lưu ý cam kết của các bên trong văn bản, hợp đồng BOT đã ký kết", văn bản ghi.
Vẫn theo Cục Quản lý Đấu thầu, nếu Công ty tiếp tục quan tâm đến dự án thì có thể thực hiện quy trình đề xuất dự án theo quy định tại Nghị định số 15/2015/NĐ-CP. Sau khi đề xuất dự án của công ty được phê duyệt, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét giao Công ty lập báo cáo nghiên cứu khả thi theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP.
Trường hợp Báo cáo nghiên cứu khả thi do Công ty lập được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, việc tổ chức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án (bao gồm áp dụng đấu thầu rộng rãi hoặc chỉ định thầu) tuân thủ quy định tại Luật Đấu thầu và Nghị định số 30/2015/NĐ-CP. Đồng thời Công ty sẽ được hưởng ưu đãi trong quá trình đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 30/2015/NĐ-CP.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.