'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) vừa có văn bản số 2155/BTNMT- ĐCKS về việc báo cáo kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động khai thác vàng tại tỉnh Quảng Nam trình lên Thủ tướng Chính phủ, trong đó trọng tâm vẫn là giải pháp đề xuất, kiến nghị để "giải cứu" đối với Công ty TNHH Khai thác vàng Bồng Miêu và Công ty TNHH vàng Phước Sơn của Tập đoàn Besra.
"Đại gia vàng" nợ thuế
Theo Bộ TN-MT, tại Công ty vàng Bồng Miêu góp vốn phía Việt Nam gồm có các bên: Công ty MEDICO và Xí nghiệp khai thác vàng Bồng Miêu, góp 20%; phía nước ngoài là Công ty COVICTORY (Australia), góp 80%. Thời hạn hoạt động của dự án này là 25 năm (hết hạn ngày 5/3/2016).
Ngày 27/7/1992, Bộ Công nghiệp nặng cấp giấy phép khai thác khoáng sản cho công ty để khai thác vàng tại mỏ Bồng Miêu với tổng diện tích khu vực khai thác là 385ha, gồm 230ha khai thác lộ thiên và 100ha khai thác hầm lò và 28ha bãi thải; công suất khai thác là 180.000 tấn quặng/năm (hàm lượng vàng trung bình 2,8g/tấn quặng).
Theo báo cáo, sản lượng khai thác từ năm 2005 đến năm 2013 là 829.952 tấn quặng nguyên khai. Từ tháng 11/2013 đến tháng 8/2014 mỏ ngừng hoạt động khai thác, đến ngày 30/9/2014 hoạt động trở lại. Tuy nhiên, công ty chưa có báo cáo số liệu sản lượng khai thác từ tháng 9/2014 đến khi giấy phép hết hạn khai thác.
Do doanh nghiệp chưa hoàn thành các nghĩa vụ về tài chính đến thời điểm gia hạn nên ngày 14/6/2016, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đã có thông báo không xét gia hạn và trả lại hồ sơ đề nghị gia hạn cho công ty.
Bộ TN-MT cũng cho biết, Công ty vàng Bồng Miêu đã nộp ngân sách Nhà nước hơn 240 tỷ đồng, đóng góp vào công tác phúc lợi xã hội tại địa phương hơn 13 tỷ đồng. Tuy nhiên, công ty vẫn còn một số tồn tại, vi phạm như chưa trình Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia báo cáo kết quả thăm dò nâng cấp trữ lượng trong khu vực khai thác để phê duyệt; chưa cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến Bộ TN-MT tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; chưa hoàn trả kinh phí nhà nước đã đầu tư cho điều tra địa chất tại mỏ vàng Bồng Miêu; tính đến ngày 31/5/2016, Cty Vàng Bồng Miêu vẫn đang nợ thuế là 95.8 tỷ đồng.
Đối với Công ty vàng Phước Sơn, Bộ TN-MT cho biết về phần góp vốn phía nước ngoài là Công ty New Vietnam Mining Corp 85%, phía Việt Nam là Công ty cổ phần Kỹ nghệ khoáng sán Quảng Nam – Minco 15%. Công ty thực hiện dự án khai thác mỏ vàng Đăk Sa 30 năm (hết hạn ngày 20/10/2033).
Theo Bộ TN-MT, Bộ Công nghiệp đã cấp 2 giấy phép thăm dò vàng cho Công ty vàng Phước Sơn trên diện tích 100km2. Năm 2006, Bộ TN-MT cấp giấy phép khai thác vàng gốc cho công ty tại khu Bãi Gõ, Bãi Đất với diện tích khai thác 1,52ha, trữ lượng 209 nghìn tấn quặng, công suất 100 nghìn tấn quặng/năm, thời gian 3,5 năm. Sau đó, được gia hạn đến hết tháng 10/2010, công suất khai thác 60 nghìn tấn quặng/năm.
Năm 2008, Công ty được Bộ TN-MT cấp giấy phép thăm dò (cấp lại) tại khu vực nêu trên với diện tích 42km2. Lúc này, trữ lượng được tăng lên 616 nghìn tấn. Trên cơ sở đó, Bộ TN-MT cấp lại giấy phép khai thác cho Công ty Vàng Phước Sơn với diện tích khu vực khai thác 7,95ha, trữ lượng 502 nghìn tấn, công suất 100 nghìn tấn/năm, thời hạn đến hết tháng 5/2017.
Từ năm 2010 đến năm 2014, công ty đã khai thác được 427.000 tấn quặng. Từ tháng 7/2014 đến tháng 7/2016, công ty tạm ngừng hoạt động sản xuất. Tháng 8/2016, Công ty vàng Phước Sơn được UBND tỉnh Quảng Nam và các cơ quan chức năng cho phép tái cơ cấu doanh nghiệp với lộ trình trả các khoản nợ đọng thuế. Đến tháng 8/2016, Vàng Phước Sơn hoạt động trở lại.
Tuy nhiên, trong quá trình khai thác, công ty đã đề nghị cấp phép thăm dò trên diện tích 4,27km2 thuộc khu vực đã cấp phép thăm dò trước đây nhưng hồ sơ chưa có đủ tài liệu nên Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam chưa tiếp nhận.
Từ khi hoạt động đến thời điểm năm 2015, Công ty vàng Phước Sơn đã nộp trên 870 tỷ đồng tiền thuế, phí các loại. Đóng góp công tác an sinh xã hội hơn 33 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo Bộ TN-MT, Công ty vàng Phước Sơn vẫn tồn tại một số vi phạm, về nợ thuế là 334,9 tỷ đồng. Do đó, Cục Thuế tỉnh Quảng Nam đã có nhiều văn bản, quyết định cưỡng chế, phong tỏa tài khoản, đề nghị UBND tỉnh thu hồi giấy chứng nhận đầu tư.
Đến tháng 7/2015, công ty đã tiến hành tái cấu trúc lại. Theo đó, Công ty vàng Vaco (TP.HCM) góp 35%, Công ty cổ phần Kỹ nghệ khoáng sản Quảng Nam 15%, Công ty New Vietnam Minning 50%. Thực hiện yêu cầu của địa phương, hiện nay Ngân hàng Việt Á đã phát hành thư bão lãnh trả tiền nợ thuế với thời gian 12 tháng.
Theo đó, đến thời điểm ngày 31/3/2017, công ty đã thanh toán nợ thuế được hơn 243 tỷ đồng/334 tỷ đồng. Hiện nay, công ty đang nộp hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản tại Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.
Tái cơ cấu, doanh nghiệp trong nước giữ cổ phần chi phối
Bộ TN-MT kết luận, Công ty vàng Bồng Miêu và Công ty vàng Phước Sơn đang sử dụng công nghệ khai thác và chế biến quặng vàng thuộc loại hiện đại nhất và có quy mô lớn nhất ở Việt Nam. Trước năm 2012, hai doanh nghiệp vàng đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính và tạo công ăn việc làm cho người dân.
Tuy nhiên, việc nợ đọng thuế kéo dài từ năm 2012 đến nay của các công ty là đúng và đã gây tác động xấu trong dư luận xã hội nói chung, tại địa phương nói riêng, gây bức xúc cho chính quyền và người dân địa phương. Mặc dù chính quyền, các cơ quan chức năng của Trung ương và địa phương đã nhiều lần yêu cầu 2 công ty khắc phục tồn tại, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ ngân sách nhưng cả hai vẫn chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ.
Để tăng cường hiệu lực công tác quản lý Nhà nước đối với khoáng sản nói chung và quặng vàng nói riêng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; tiếp tục khắc phục tồn tại, hạn chế, vi phạm của Công ty vàng Bồng Miêu và Công ty vàng Phước Sơn, Bộ TN-MT đề xuất, kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ:
Đối với Công ty vàng Bồng Miêu, yêu cầu khẩn trương hoàn thành việc lập đề án đóng cửa mỏ, trình Bộ TN-MT phê duyệt để thực hiện công tác cải tạo, phục hồi môi trường mỏ; tiếp tục thực hiện nghĩa vụ tài chính có liên quan (khoản nợ đọng thuế, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, hoàn trả kinh phí đã điều tra, đánh giá cho Nhà nước) và các nghĩa vụ khác theo thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã nêu trên.
Bộ TN-MT cho biết cũng đang xem xét gia hạn cho "đại gia nợ thuế" này hoàn thiện hồ sơ đề nghị đóng cửa mỏ đến ngày 31/5/2017, sau thời gian trên, nếu công ty vẫn không chấp hành, Bộ sẽ xem xét, lựa chọn đơn vị đủ năng lực để lập và thực hiện đề án đóng cửa mỏ theo quy định của Luật Khoáng sản.
Về vấn đề tài cơ cấu Công ty vàng Bồng Miêu, Bộ TN-MT cho biết sau một thời gian hoạt động, công ty đã xây dựng và duy trì được thương hiệu vàng thỏi xuất khẩu của mỏ vàng Bồng Miêu, được thị trường thế giới chấp nhận. Thương hiệu vàng thỏi được khai thác, chế biến từ mỏ vàng Bồng Miêu gắn với thương hiệu của Công ty vàng Bồng Miêu, đồng thời cũng là thương hiệu của vàng Việt Nam. Nếu không tiếp tục giữ được thương hiệu này thì việc gây dựng lại thương hiệu mới sẽ khó khăn, mất thời gian.
Chính vì vậy, Bộ TN-MT đề xuất Thủ tướng Chính phủ giao cho UBND tỉnh Quảng Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ TN-MT thực hiện tái cơ cấu Công ty vàng Bồng Miêu theo hướng các doanh nghiệp trong nước chiếm cổ phần chi phối nhằm mục tiêu: duy trì thương hiệu vàng đã có; tạo điều kiện để Vàng Bồng Miêu trả các khoản nợ cho Nhà nước cũng như các đối tác. Trên cơ sở tái cơ cấu doanh nghiệp, giấy phép khai thác mỏ vàng Bồng Miêu sẽ được cấp lại theo quy định hiện hành của pháp luật về khoáng sản.
"Kinh nghiệm thực tế cho thấy, để bảo vệ có hiệu quả khoáng sản vàng chưa khai thác tại mỏ cần có một doanh nghiệp quản lý và tổ chức khai thác. Do đó, trường hợp không thể tái cơ cấu doanh nghiệp đối với Công ty Vàng Bồng Miêu, đề nghị sớm xem xét, lựa chọn doanh nghiệp có đủ năng lực để lập hồ sơ đề nghị cấp phép khai thác tại mỏ, tránh tình trạng tạo nên "khoảng trống" trong công tác bảo vệ khoáng sản vàng chưa khai thác tại mỏ, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng khai thác vàng trái phép tại mỏ như thời gian qua" – Bộ TN-MT đưa ra nhận định đề xuất lên Thủ tướng.
Còn đối với Công ty vàng Phước Sơn, Bộ TN-MT yêu cầu sớm hoàn thành kế hoạch trả nợ thuế tồn đọng; hoàn thành việc lập hồ sơ để thực hiện nghĩa vụ nộp tiền cấp quyền khai thác khoảng sản theo quy định. Bộ TN-MT cho biết sẽ xem xét, gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản cho công ty sau khi đã hoàn thành các nghĩa vụ tài chính và có sự đồng thuận của UBND tỉnh Quảng Nam. Đối với diện tích nằm ngoài khu vực đã cấp phép khai thác, nếu muốn thăm dò mở rộng, công ty hoàn thiện hồ sơ theo quy định, trình Bộ TN-MT xem xét, quyết định.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.