Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Mỹ đang theo dõi chặt chẽ những bất ổn trong lĩnh vực ngân hàng với lo ngại sẽ xảy ra cuộc khủng hoảng tín dụng trong khi châu Âu cũng cảnh báo về khả năng siết hoạt động cho vay.
Các nhà chức trách trên khắp thế giới đang cảnh giác cao độ sau vụ sụp đổ gần đây của hai ngân hàng Silicon Valley (SVB) và Signature ở Mỹ cùng với cuộc giải cứu ngân hàng Credit Suisse (Thụy Sĩ).
Ông Neel Kashkari - Chủ tịch Ngân hàng dự trữ liên bang Minneapolis, 1 trong 12 ngân hàng khu vực của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) - nói với đài CBS hôm 26/3 rằng những diễn biến hiện tại đang đẩy Mỹ đến gần hơn với suy thoái.
Theo ông Kashkari, hiện chưa rõ căng thẳng trong lĩnh vực ngân hàng khiến hoạt động thắt chặt tín dụng lan rộng đến mức nào nhưng nó có thể làm trì trệ nền kinh tế và cần được giám sát thật chặt.
Từng là một trong những nhà hoạch định chính sách "diều hâu" nhất của Fed trong việc ủng hộ tăng lãi suất chống lạm phát, ông Kashkari cho biết vẫn còn quá sớm để biết sự bất ổn trong lĩnh vực ngân hàng tác động lên nền kinh tế như thế nào, do đó chưa thể nói trước nó ảnh hưởng ra sao đến quyết định lãi suất tiếp theo của Fed.
Ông Kashkari trấn an rằng hệ thống ngân hàng hiện tại nhận được "sự hỗ trợ đầy đủ" từ Fed.
Các nguồn tin nói với đài CNBC rằng việc chuyển tiền gửi từ các ngân hàng nhỏ sang các ngân hàng lớn, chẳng hạn như JPMorgan Chase và Wells Fargo, đã chậm lại trong những ngày gần đây. Ông Kashkari cho đó là dấu hiệu của sự phục hồi niềm tin.
Củng cố thêm tuyên bố của ông Kashkari, Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) hôm 27/3 cho biết ngân hàng First Citizens (FCB) đã đồng ý mua các khoản tiền gửi và khoản vay của SVB sau hơn 2 tuần ngân hàng này sụp đổ.
Theo thỏa thuận, First Citizens sẽ mua lại khoảng 72 tỷ USD tài sản của SVB với mức chiết khấu 16,5 tỷ USD. Tuy nhiên, khoảng 90 tỷ USD chứng khoán và các tài sản khác của SVB sẽ vẫn được FDIC tiếp nhận để xử lý.
Theo Reuters, ông Shayne Elliott, giám đốc điều hành của tập đoàn Ngân hàng Úc và New Zealand (ANZ), hôm 27/3 cảnh báo tình trạng bất ổn gần đây trong hệ thống ngân hàng toàn cầu có khả năng gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính dù còn sớm để dự đoán nó có tương tự cuộc khủng hoảng năm 2008 hay không.
Ông Elliott lập luận cơ quan quản lý toàn cầu đã hành động nhanh hơn nhiều để hỗ trợ các ngân hàng lần này sau bài học từ các cuộc khủng hoảng trước đó.
Tuy nhiên, áp lực gia tăng đối với nhiều ngân hàng đã đặt ra câu hỏi liệu các ngân hàng trung ương có tiếp tục tăng mạnh lãi suất để giảm lạm phát hay không.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Thụy Điển (Riksbank) Erik Thedeen hôm 26/3 cho rằng lạm phát tại nước này tệ hơn đánh giá ban đầu nên sẽ tăng lãi suất tiếp vào tháng 4. Riksbank đã tăng lãi suất từ 0% lên 3% trong một năm qua nhưng vẫn chưa kiềm chế được mức lạm phát 9,4%, cao hơn nhiều so với mức mục tiêu 2%.
Một số nhà kinh tế kêu gọi Riksbank tạm dừng chu kỳ tăng lãi suất khi cho rằng lãi suất cao hơn có thể làm chệch hướng nền kinh tế Thụy Điển và trong trường hợp xấu nhất sẽ gây ra khủng hoảng tài chính.
Cảnh báo của giới chuyên gia Thụy Điển được đưa ra trong bối cảnh một cuộc đình công lớn nổ ra ở Đức hôm 27/3, làm tê liệt hệ thống giao thông công cộng và sân bay. Đây là một trong những cuộc đình công lớn nhất nhiều thập kỷ qua giữa lúc nền kinh tế lớn nhất châu Âu chật vật vì lạm phát tăng vọt.
Ông Frank Werneke, người đứng đầu Nghiệp đoàn Verdi, nói với tờ Bild am Sonntag: "Tăng lương đáng kể là vấn đề sống còn đối với người lao động". Verdi yêu cầu tăng lương 10,5%, tức tăng ít nhất 500 euro (538 USD) mỗi tháng trong khi Nghiệp đoàn vận tải và đường sắt EVG đang yêu cầu tăng 12% hoặc ít nhất là 650 euro/tháng. Đáp lại, cũng có cảnh báo rằng trả thêm lương sẽ khiến giá vé và thuế vận tải cao hơn.
Đức thu hút lao động nhập cư Theo kênh CNBC, dự thảo luật quốc tịch mới của Đức sẽ được giới thiệu trong vài tháng tới, dự kiến cho phép đăng ký quốc tịch sau 5 năm cư trú tại nước này thay vì 8 năm như hiện tại. Những người đã "nỗ lực đặc biệt để hòa nhập", chẳng hạn thông thạo tiếng Đức, sẽ đủ điều kiện nộp đơn sau 3 năm. Lệnh cấm mang hai quốc tịch đối với những người đến từ các quốc gia không thuộc Liên minh châu Âu (EU) cũng sẽ được dỡ bỏ. Hiện tại, chỉ những người có hộ chiếu EU hoặc có cha hoặc mẹ là người Đức mới đủ điều kiện mang thêm quốc tịch Đức. Bên cạnh đó, các cải cách nhập cư dựa trên hệ thống tính điểm của Canada mà Đức dự định áp dụng sẽ mở rộng cửa hơn cho người lao động có tay nghề cao. Thay vì phải có bằng cấp chuyên môn được công nhận ở Đức như trước nay, họ chỉ cần có kinh nghiệm phù hợp kèm theo một lời mời làm việc. Đây là một phần của cuộc điều chỉnh các quy định nhập cư lớn nhất kể từ năm 2000 của chính phủ Đức, với mục tiêu thu hút 400.000 lao động nước ngoài tay nghề cao mỗi năm để bù đắp cho dân số đang già hóa kéo theo thiếu hụt lực lượng lao động. Dân số Đức đạt mức cao là 84,3 triệu người vào năm 2022, nhờ vào lượng người nhập cư. Dù vậy, một khảo sát hồi tháng 1 cho thấy hơn phân nửa số công ty Đức không tuyển đủ nhân lực tay nghề cao. "Đức, giống như nhiều quốc gia khác hiện nay, phải đối diện với áp lực nhân khẩu học lớn và nhắm đến việc thu hút lao động tay nghề cao hơn để bù đắp cho dân số già" - Phó Giám đốc Viện Chính sách nhập cư (Mỹ) Natalia Banulescu-Bogdan nói với CNBC. Anh Thư |
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.