'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Nửa năm trở lại đây, cổ phiếu CTG của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) tăng rất mạnh, cỡ khoảng 50%. Ngoài yếu tố thị trường chứng khoán chung đi lên, có thể thấy 2 yếu tố khác thúc đẩy đà tăng này.
Đầu tiên, định giá cổ phiếu CTG đều thấp hơn hẳn so với cổ phiếu của 2 ngân hàng quốc doanh khác là VCB của Vietcombank và BID của BIDV, xét theo cả chỉ số P/B lẫn P/E. Thứ hai là nút thắt tăng vốn đang dần được gỡ bỏ.
Cụ thể, ngày 9/10/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 121/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 12 Nghị định 91/2015/NĐ-CP theo hướng mở rộng phạm vi đầu tư bổ sung vốn Nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
Trường hợp được bổ sung là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, áp dụng đối với các ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
Đây là cơ sở pháp lý cho phép các ngân hàng thương mại cổ phần quốc doanh như VietinBank, Vietcombank, BIDV được tăng vốn điều lệ bằng nguồn vốn Nhà nước.
Khi Nghị định 121 ban hành, VietinBank, Vietcombank và BIDV đã có thể thúc đẩy ngay việc tăng vốn điều lệ thông qua chia cổ tức bằng cổ phiếu. Trước đây, việc chia cổ tức bằng cổ phiếu bị vướng do về mặt pháp lý, lượng vốn điều lệ của ngân hàng tăng thêm do chia cổ tức bằng cổ phiếu thực chất chính là từ các cổ đông, trong đó có cổ đông Nhà nước.
Trong khi đó, ở thời điểm hiện tại, triển vọng tăng vốn bằng tiền ngân sách (thông qua phát hành cổ phiếu riêng lẻ) vẫn còn bỏ ngỏ.
Theo tìm hiểu, Nghị quyết số 25 ngày 9/11/2016 của Quốc hội về Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020 quy định không sử dụng ngân sách nhà nước để cấp vốn điều lệ cho tổ chức tín dụng.
Cùng với đó, Nghị quyết số 26 ngày 10/11/2016 của Quốc hội về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và Nghị quyết số 1023 ngày 28/8/2015 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2016-2020 cũng không có danh mục kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn để thực hiện tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại nhà nước.
Do đó, muốn mở đường tăng vốn cho các ngân hàng thương mại cổ phần quốc doanh, Quốc hội buộc phải đưa nội dung này vào nghị quyết mới, bởi nghị quyết của Quốc hội là văn bản ngang luật, vì vậy các nghị định, trong đó có Nghị định 121 (ban hành bởi Chính phủ) vẫn phải tuân theo nghị quyết của Quốc hội. Gần đây, Agribank đã được Quốc hội cho phép tăng vốn điều lệ bằng nguồn tiền ngân sách.
Cũng chỉ còn một thời gian tương đối ngắn nữa là các nghị quyết nêu trên của Quốc hội hết hiệu lực, thay thế vào đó là nghị quyết mới.
Lộ trình tăng vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước theo đó sẽ phụ thuộc vào việc các nghị quyết mới (bao gồm: nghị quyết về kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, nghị quyết về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 và nghị quyết về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2021 - 2015) có cho phép tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng này bằng nguồn tiền ngân sách hay không.
Kể cả nếu như không nhận được sự đồng thuận từ Quốc hội thì các ngân hàng thương mại cổ phần quốc doanh, trong đó có VietinBank, vẫn còn cửa tăng vốn bằng nguồn tiền khác. Bởi theo "Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030", giai đoạn 2021 - 2025, tỷ lệ sở hữu Nhà nước tối thiểu tại các ngân hàng thương mại cổ phần quốc doanh sẽ ở mức 51%, thay vì 65% như giai đoạn trước. Dư địa có thêm là khá nhiều. Lúc này, lộ trình tăng vốn phụ thuộc vào quyết định từ Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền về việc giảm tỷ lệ sở hữu tại các ngân hàng này.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.