Xuất khẩu hàng hóa năm 2018 ước đạt gần 245 tỷ USD, vượt khoảng 5 tỷ USD so với kỳ vọng. Đáng chú ý, khối doanh nghiệp trong nước trước vốn yếu thế thì nay lại có tốc độ tăng trưởng cao hơn cả khối doanh nghiệp FDI.
Nguồn: Tổng cục Thống kê - Ảnh: Ngọc Thắng, Đồ họa: Hồng Sơn
Tổng cục Thống kê công bố: kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2018 ước tính đạt 244,7 tỷ USD, tăng 13,8% so với năm 2017. Con số này vượt mục tiêu Quốc hội đề ra là tăng 7 - 8% và Nghị quyết 01 của Chính phủ là tăng 8 - 10%. Ước tính cả năm 2018, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa thiết lập mức kỷ lục mới với 482 tỷ USD.
Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 7,2 tỷ USD, là năm có giá trị xuất siêu lớn nhất từ trước đến nay, cao hơn rất nhiều mức xuất siêu 2,1 tỷ USD của năm 2017, vượt xa mục tiêu Quốc hội đề ra là tỷ lệ nhập siêu dưới 3%.
Doanh nghiệp nội lấy lại 0,6% của FDI
Trong cơ cấu xuất khẩu, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vẫn chiếm ưu thế với 71,7%. Tuy nhiên đây là năm ghi nhận sự vươn lên khá mạnh của thành phần kinh tế nội địa. Cụ thể khu vực kinh tế trong nước năm 2018 chiếm 28,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, lấy lại 0,6 điểm phần trăm từ khối doanh nghiệp FDI so với năm 2017. Khu vực kinh tế trong nước xuất khẩu đạt 69,2 tỷ USD, tăng 15,9% so với năm 2017, doanh nghiệp FDI (kể cả dầu thô) đạt 175,5 tỷ USD, tăng 12,9%. Đây là lần đầu tiên khu vực kinh tế trong nước có tốc độ tăng trưởng “vượt mặt” FDI và con số tuyệt đối lên đến 3 điểm phần trăm.
Nhận định về xuất khẩu tăng mạnh và đặc biệt là kết quả xuất siêu kỷ lục, đại diện lãnh đạo Bộ Công Thương nhận định: Trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ lên cao, thương mại nhiều nước trên thế giới suy giảm thì kết quả tăng trưởng xuất khẩu mà Việt Nam đạt được rất đáng khích lệ. Nó góp phần tạo thuận lợi cho nền kinh tế, dự trữ ngoại hối tăng, tỷ giá ổn định hơn. Bất chấp khó khăn chung của thương mại toàn cầu, xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường chính như: Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN… vẫn tăng mạnh. Điều này cho thấy sự linh hoạt, chủ động ứng phó với một môi trường kinh doanh nhiều bất định của doanh nghiệp Việt. Bằng chứng là các nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực cũng tăng khá mạnh, thể hiện năng lực cạnh tranh tốt để vượt qua những rào cản, nhất là ảnh hưởng của chủ nghĩa bảo hộ để đạt được kết quả khả quan.
Theo các chuyên gia, con số trên cho thấy định hướng phát triển và các chính sách thúc đẩy kinh tế, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân, của nhà nước bước đầu đã phát huy hiệu quả khả quan. Tăng trưởng xuất khẩu của khối các doanh nghiệp trong nước một lần nữa khẳng định, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã trở thành động lực cho sự phát triển của nền kinh tế. Trong năm vừa qua, khối này đã có đóng góp tích cực cho nền kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực xuất khẩu. Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng nhà nước cần tiếp tục ban hành những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nội địa, đặc biệt là kinh tế tư nhân, tạo môi trường đầu tư công bằng giữa các thành phần kinh tế để tiếp tục giảm phụ thuộc vào các doanh nghiệp FDI.
Câu lạc bộ 10 tỷ USD chuẩn bị đón 2 thành viên mới
Năm 2018, ghi nhận nhiều con số kỷ lục của nhiều mặt hàng xuất khẩu như dệt may, gỗ, cá tra, lúa gạo... Xuất khẩu dệt may đạt trên 36 tỷ USD, tăng trưởng trên 16% so với cùng kỳ năm 2017. Con số tăng trưởng tuyệt đối trên 5 tỷ USD của xuất khẩu năm 2018 gần bằng cả ngành này xuất khẩu trong cả năm 2007.
Ông Lê Tiến Trường, Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam nhận xét: Trong tốp 10 nước xuất khẩu dệt may thế giới không nước nào đạt tốc độ tăng trưởng 2 con số như Việt Nam, hầu hết dưới 5%. Cá biệt như Ấn Độ và Bangladesh còn suy giảm. Việt Nam trở thành nước xuất khẩu dệt may lớn thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Ấn Độ.
Cũng có con số tăng trưởng xuất khẩu khoảng 16% như dệt may là lâm sản. Ngành này đạt gần 9,4 tỷ USD, tăng 15,9% so với năm 2017; chiếm hơn 23% giá trị xuất khẩu và chiếm tới 85% giá trị xuất siêu của nhóm ngành nông nghiệp.
Theo Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, tổng số doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản hiện có khoảng 4.500, với 1.863 doanh nghiệp trực tiếp tham gia vào xuất khẩu đã hình thành ngành công nghiệp chế biến gỗ lớn mạnh về quy mô và trình độ công nghệ. Xuất khẩu sản phẩm cá tra và gạo cũng tạo ra những kỷ lục mới cho riêng mình. Xuất khẩu cá tra tăng trưởng ngoạn mục, gần 26,4% và đạt kim ngạch cao nhất từ trước tới nay với 2,26 tỷ USD, trong khi suốt 5 năm qua, ngành này chỉ xuất khẩu trong khoảng 1,5 - 1,8 tỷ USD. Tương tự, xuất khẩu gạo ước đạt 6,1 triệu tấn với kim ngạch 3,1 tỷ USD, tăng 5,7% về lượng nhưng giá trị tăng đến 19,6% so với năm 2017.
Trong năm 2018 có đến 29 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm tới 91,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Trong đó có 5 mặt hàng đạt trên 10 tỷ USD, chiếm 58,3% gồm điện thoại và linh kiện, hàng dệt may, máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện, máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng khác, giày dép các loại. Ngành gỗ và thủy sản cũng đã đặt mục tiêu xuất khẩu đến 10 tỷ USD trong năm 2019. Đây là mục tiêu có cơ sở vì đây là những lĩnh vực doanh nghiệp nội nắm ưu thế. Với thủy sản, xuất khẩu cá tra được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng khá trong năm mới vì Việt Nam vẫn nắm nhiều lợi thế cạnh tranh về chất lượng và không ngừng mở rộng thị trường. Bên cạnh đó, mặt hàng quan trọng nhất trong nhóm này là tôm đang phục hồi, giá tăng trở lại.
Trên thị trường thế giới, nguồn khai thác tôm nước lạnh ở các nước đang giảm, nhu cầu tiêu thụ tăng. Đối với Việt Nam, Mỹ giảm thuế chống bán phá giá; còn các thị trường quan trọng khác như EU, Nhật, Úc... Việt Nam đang chuẩn bị ký các hiệp định thương mại tự do nên cơ hội tăng xuất khẩu trong thời gian tới là rất lớn.
Theo ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), nếu xây dựng hình ảnh “đẹp” và quan trọng nhất là gỡ được thẻ vàng IUU của EU, xuất khẩu trong năm mới sẽ rất thuận lợi. Mục tiêu vào câu lạc bộ 10 tỷ USD của ngành gỗ còn sáng hơn vì ngành này được đánh giá “hưởng lợi” nhiều nhất khi Việt Nam trở thành thành viên của CPTPP (có hiệu lực từ 30.12.2018) và ký Hiệp định thương mại tự do với EU (dự kiến trong quý 1/2019). Bên cạnh đó là cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ mở đường cho cả đơn hàng và đầu tư của ngành này vào Việt Nam.
Có thể thấy, dù có một năm xuất khẩu đột phá nhưng dư địa và tiềm năng tăng trưởng xuất khẩu cho năm tới vẫn hết sức lớn.
Lo hàng Việt bị giả xuất xứ
Bộ Công Thương mới đây phát đi thông báo: Tính từ đầu năm đến hết tháng 11, Việt Nam đang đối mặt với 19 vụ điều tra chống lẩn tránh được khởi xướng đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam. Các vụ việc điều tra chống lẩn tránh đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam đang có xu hướng gia tăng. Các mặt hàng đang bị điều tra như: sắt thép, sợi, đồ gia dụng, đồ điện tử... Hầu hết các vụ đều đi đến kết luận là có tồn tại hành vi lẩn tránh và sau đó bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại. Một số khác đang bị đưa vào diện theo dõi như: ván ép xuất khẩu sang Mỹ, lốp xe tải và xe khách xuất khẩu sang EU. Đây cũng là xu hướng chung trên toàn cầu.
Theo WTO, chỉ trong thời gian từ tháng 5 - 10/2018, các nước thành viên G20 đã khởi xướng tổng cộng 85 vụ việc phòng vệ thương mại, bao gồm 63 vụ việc chống bán phá giá, 19 vụ việc chống trợ cấp và 3 vụ việc tự vệ. Bộ Công thương khuyến nghị các doanh nghiệp tuân thủ chặt chẽ các quy định về chứng nhận xuất xứ, không tiếp tay cho các hành vi gian lận xuất xứ, đồng thời phối hợp theo dõi sát thị trường để có thể kịp thời cung cấp thông tin cho các cơ quan quản lý khi thấy có dấu hiệu bất thường, tránh để các ngành sản xuất xuất khẩu của Việt Nam bị liên lụy.
(VNF) - Với hàng triệu người dân di chuyển bằng Metro Bến Thành - Suối Tiên tại TP. HCM, các nhà ga đang mở ra cơ hội kinh doanh bán lẻ hấp dẫn, cũng như hội tụ các chuỗi cửa hàng tiện ích, cà phê, thức ăn nhanh
(VNF) - Giá bạc gần đây tăng mạnh cùng giá vàng, liên tiếp lập đỉnh mới. Giá bạc miếng đã cán mốc 1,35 triệu đồng/lượng, tăng gần 90% trong vòng 1 năm qua.
(VNF) - Giá vàng tăng mạnh, lập đỉnh cao mọi thời đại. Việc người dân đổ xô đi mua vàng tích trữ lúc giá tăng kỷ lục sẽ dễ bị mắc kẹt trong vòng lặp tài chính, đối diện rủi ro rất cao.
(VNF) - “Ông lớn” trong làng xe xăng Yamaha bước vào cuộc đua xe điện tuy có phần chậm hơn các đối thủ nhưng cũng mang đến thêm nhiều lựa chọn chất lượng cho người dùng.
(VNF) - Theo thông báo từ nhà chức trách, hoạt động khai thác tại sân bay Tân Sơn Nhất dự kiến bị hạn chế từ 8h30 đến 9h40 ngày 27/3/2025. Vietnam Airlines sẽ điều chỉnh lịch khai thác các chuyến bay đến, đi từ sân bay này.
(VNF) - Thị trường rạp phim Việt Nam gần đây sôi động hơn bao giờ hết, khi nhu cầu giải trí, đặc biệt từ giới trẻ, tăng cao. Bên cạnh đó, cuộc cạnh tranh giữa các rạp phim lớn càng trở nên khốc liệt với sự xuất hiện của những đối thủ mới tiềm năng.
(VNF) - Subaru Crosstrek là “tân binh” vừa gia nhập phân khúc sôi động bậc nhất thị trường ô tô Việt Nam. Động cơ hybrid cùng công nghệ an toàn là điểm cộng, nhưng giá bán cao sẽ là trở ngại của Crosstrek trong việc tiếp cận khách hàng.
(VNF) - Ngày 25/3/2025, Tập đoàn Tân Á Đại Thành vinh dự được trao chứng nhận "Hàng Việt Nam chất lượng cao 2025". Đây là giải thưởng uy tín, do người tiêu dùng trên toàn quốc trực tiếp bình chọn, và được xem như một “chứng chỉ chất lượng” dành cho các doanh nghiệp sản xuất hàng đầu Việt Nam. Năm nay cũng đánh dấu cột mốc 19 năm liên tiếp Tập đoàn Tân Á Đại Thành nhận được sự tín nhiệm của người tiêu dùng.
(VNF) - Giá vàng trong nước đang biến động mạnh theo diễn biến của giá vàng thế giới. Chuyên gia cho rằng những người trót "đu đỉnh" vàng hơn 100 triệu đồng/lượng có thể giữ nếu mua để tích lũy nhưng không nên đầu tư vàng lúc này.
(VNF) - Ngày 21/3/2025, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân và Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – CTCP (PVFCCo, Phú Mỹ) đã phối hợp tổ chức Lễ ký kết quy chế hoạt động giai đoạn 2025 – 2030.
(VNF) - Ngày 20/3/2025, tại Bình Dương, Công ty Cổ phần CNG Vietnam (PV GAS CNG) và Công ty TNHH Far Eastern Polytex Việt Nam (FEPV) đã chính thức ký kết hợp đồng mua bán khí thiên nhiên (CNG/LNG). Sự kiện này đánh dấu bước phát triển quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa hai doanh nghiệp, khẳng định cam kết hướng tới nền kinh tế xanh, giảm phát thải khí nhà kính và phát triển bền vững.
(VNF) - Hiệp hội Thương mại điện tử (VECOM) khẩn thiết đề nghị lùi thời điểm có hiệu lực của quy định sàn online kê khai, nộp thuế thay người bán đến ngày 1/7
(VNF) - Trong những năm gần đây, các chuỗi trà sữa và đồ ăn Trung Quốc không ngừng mở rộng và chiếm lĩnh thị trường Việt Nam. Từ những thương hiệu trà sữa nổi tiếng như Gong Cha, Heekcaa, Trà Sữa Royal Tea, đến các quán ăn Trung Quốc với món mì vằn thắn, cơm chiên Dương Châu hay lẩu Trung Quốc, tất cả đều đã trở thành lựa chọn yêu thích của giới trẻ Việt.
(VNF) - Tổ hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn NSRP cho biết, hiện gặp một số khó khăn trong việc phân phối sản phẩm trong nước, đặc biệt trong quý I và quý II/2025 do nhu cầu thị trường thấp và lượng tồn kho cao tại một số kho dầu của nhà phân phối xăng dầu chính.
(VNF) - Indonesia đặt mục tiêu bắt đầu xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc trong năm nay. Cùng với Thái Lan, Indonesia có thể là đối thủ của sầu riêng Việt Nam tại thị trường tỷ dân này.
(VNF) - Với hệ thống các nhà máy hiện đại, quy trình sản xuất khép kín và kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt, THACO INDUSTRIES đẩy mạnh gia công cơ khí quy mô lớn, cung ứng hàng trăm chủng loại sản phẩm phục vụ đa lĩnh vực trong nước và quốc tế.
(VNF) - Theo ông Huỳnh Hoàng Phương, cũng giống như lợi nhuận, biến động của giá vàng cũng rất khủng khiếp. Có người mua vàng trong những giai đoạn sốt nóng cách đây một thập kỷ, nhưng đến tận thập kỷ sau vẫn chưa thể thoát lỗ.
(VNF) - Với hàng triệu người dân di chuyển bằng Metro Bến Thành - Suối Tiên tại TP. HCM, các nhà ga đang mở ra cơ hội kinh doanh bán lẻ hấp dẫn, cũng như hội tụ các chuỗi cửa hàng tiện ích, cà phê, thức ăn nhanh