Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Những cách thoát hiểm khi mắc kẹt trong đám cháy ở chung cư, văn phòng hay tòa nhà cao tầng.
1. Tìm đến cửa thoát hiểm và chạy ngay xuống dưới. Tuyệt đối không sử dụng thang máy ngay cả khi tầng bạn đang đứng không cháy.
2. Dùng khăn ướt che mũi, cúi thấp người và chạy ra khỏi nơi xảy ra cháy.
3. Chỉ vào nhà vệ sinh nếu cần dấp nước khăn để che mũi, sau đó phải nhanh chóng thoát ra nếu không bạn sẽ bị mắc kẹt và chết ngạt.
4. Trong trường hợp bạn ở tầng 10 nhưng đám cháy ở tầng 9, hãy chạy ngược lên trên và tìm một căn phòng đáp ứng được các tiêu chí: có ban công thông thoáng hoặc có cửa sổ thông thoáng mà không có lưới bảo vệ.
Khi đã tìm được căn phòng thích hợp, ngay lập tức đóng cửa lớn, cửa sổ và cửa thông gió của căn phòng.
5. Hãy tập trung ở ban công để nhân viên cứu hỏa dễ giúp đỡ.
6. Trong lúc chờ đợi nhân viên cứu hỏa, tuyệt đối không la lớn vì việc này vô tình khiến bạn nạp thêm nhiều Cac-bo-nic và Ni-tơ vào cơ thể. Bạn sẽ mất rất nhiều dưỡng khí nếu la lớn.
Nếu là ban ngày, hãy lấy một tấm vải màu sắc và bắt mắt rồi treo lên vị trí dễ thấy nhất để thu hút sự chú ý của nhân viên cứu hộ.
Nếu hỏa hoạn xảy ra vào ban đêm, hãy dùng đèn pin hoặc ứng dụng đèn pin trong điện thoại di động để thu hút sự chú ý của nhân viên cứu hộ.
7. Hãy luôn nhớ nguyên tắc dùng khăn ẩm che mắt và mũi, vì trong hỏa hoạn, nguy cơ chết ngạt lớn hơn chết cháy.
8. Hãy học cách sử dụng bình cứu hỏa ngay từ bây giờ để biết phân biệt giữa bình chữa cháy bột khô và bình chữa cháy băng khô. Hãy nhớ rằng chỉ có bình chữa cháy bột khô mới được dùng để phun lên cơ thể người. Bình chữa cháy băng khô sẽ gây kích ứng đột ngột cho cơ thể.
Trên thị trường hiện nay có bán "Ba lô cứu hộ". Ba lô do công ty SkySaver của Mỹ giới thiệu. Balô gồm 1 móc an toàn và 1 cáp chống cháy. Móc được gắn trước bên trong văn phòng hoặc nhà ở, tốt nhất là gẵn vào vị trí gần cửa sổ. Khi xảy ra cháy, người dùng đeo balô lên vai, thắt dây an toàn rồi mắc cáp vào móc, sau đó từ từ leo xuống.
Thiết bị này có thể giải thoát cho người ở độ cao 25m. Nó có thể mang một người có trọng lượng tối đa 133kg. Trẻ em nặng tối thiểu 25kg cũng có thể dùng nó. Tuy nhiên, giá của balô này khá cao với đại đa số người dân Việt Nam, dao động từ 750-850 USD.
Mới đây, ông Eric Hooper đang sống tại Úc đã phát minh ra "đường ống cứu hỏa" có thể giúp 100 người thoát khỏi hỏa hoạn chỉ trong 20 phút.
Phát minh của ông Hooper là một đường ống, có thiết kế nhiều tầng giống với những chiếc dù. Nó được làm bằng chất liệu chống cháy, giúp cho mọi người thoát hiểm an toàn hơn bao giờ hết. Đặc biệt hơn cả, mọi người có thể thoát hiểm từ ngay chính tầng mình đang đứng.
Hiện tại, đường ống do ông Hooper sáng chế đã đủ điều kiện để đáp ứng cho các tòa nhà từ 15 đến 25 tầng, tương đương với độ cao từ 105 đến 150m. Chi phí lắp đặt cho các đường ống này là từ 10.000 tới 220.000 USD (khoảng 220 triệu cho tới 4,4 tỷ VND), tùy vào nhu cầu và thiết kế của từng tòa nhà. Hy vọng rằng với ý tưởng đặc biệt này, sẽ không còn những tai nạn đau lòng sau những trận hỏa hoạn.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.