'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tại hội thảo "Dịch Covid-19: Ảnh hưởng và triển vọng phục hồi kinh tế của Việt Nam", diễn ra hôm nay (23/7), ông Nguyễn Tú Anh, Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương, nhận định các gói chính sách hỗ trợ hiện nay của Chính phủ là khá toàn diện và nhanh chóng. Tuy nhiên, có một số vấn đề bất cập đã khiến gói hỗ trợ chậm trễ đến tay người dân và doanh nghiệp, làm mất đi tính kịp thời.
Nêu ví dụ, Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp cho biết, mặc dù đã 3 tháng trôi qua, nhưng vẫn chưa có doanh nghiệp tiếp cận được gói vay trả lương cho người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội. Mặt khác, đối với gói an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng, mới chỉ 1,6% người lao động bị đình chỉ hợp đồng lao động, nghỉ không lương được nhận hỗ trợ; đối với các hộ kinh doanh có doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm, con số này chỉ vỏn vẹn 0,9%... Tính đến ngày 29/6, gói 62.000 tỷ đồng chỉ giải ngân được 18,2%, trong khi con số kỳ vọng cao hơn rất nhiều.
"Có thể thấy, qua số liệu trên, các chính sách hỗ trợ của Chính phủ đã có sự tiên lượng trước, nhưng có thể đánh giá chưa đúng tình hình. Đồng thời, quan trọng hơn, do công tác giải ngân gặp các rào cản thủ tục khó khăn, dẫn tới việc chậm trễ và làm thất bại tính ứng phó kịp thời", ông Tú Anh nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, đối với các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, Chính phủ đã có Nghị quyết 84 với những giải pháp hữu ích, nếu thực hiện tốt, sẽ tác động rất lớn tới cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa, siêu nhỏ - những đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ đại dịch.
"Thế nhưng, theo thống kê tính đến đầu tháng 7, vẫn còn nhiều tỉnh, cơ quan cấp Trung ương chưa có kế hoạch hành động, để thực hiện Nghị quyết này", ông Tú Anh cho biết.
Nói về những dư địa để ban hành thêm chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, ông Tú Anh cho rằng, Việt Nam hiện nay có thể dựa vào dòng vốn của Nhà nước.
"Rất may mắn khi nước ta vẫn còn có nguồn lực, do tích luỹ trong các năm qua, trong khi nhiều nước trên thế giới đang cạn nguồn tiền, muốn chi cũng không có, mà vay thì không biết vay ở đâu", ông Tú Anh nói.
Tuy nhiên, theo Vụ trưởng Kinh tế tổng hợp, Việt Nam chưa sử dụng tốt nguồn lực này, điển hình như việc giải ngân vốn đầu tư công, đến nay đã đạt 33% so với dự toán năm 2020 là 470.000 tỷ đồng, tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái. Nhưng nếu so với con số kế hoạch đề ra trong năm là 700.000 tỷ đồng, thì mới đạt hơn 22%. Có thể thấy, giải ngân đầu tư công đang chưa phát huy hiệu quả trong việc kích thích nền kinh tế hồi phục.
Về kiến nghị đối với các chính sách phát triển tiếp theo, ông Tú Anh nhấn mạnh về mục tiêu hàng đầu, đó là vấn đề việc làm, lao động. "Ngay từ những báo cáo đầu tiên của Ban Kinh tế Trung ương trình Bộ Chính trị, về những đánh giá và đề xuất liên quan đến đại dịch, Ban đã xác định mục tiêu của các chính sách hỗ trợ kinh tế phải là bảo vệ việc làm", Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp cho hay.
Chính vì vậy, các gói hỗ trợ hiện nay hướng đến chủ yếu là người lao động, bao gồm lao động phi chính thức, không có hợp đồng, không có bảo hiểm... Nhưng đáng tiếc, tính đến tháng 6, cả nước vẫn ghi nhận 30,8 triệu người lao động bị ảnh hưởng thu nhập và 2,6 triệu người thất nghiệp.
Giải pháp được ông Tú Anh tâm đắc đó là thúc đẩy đầu tư công nhưng phải tạo thêm được nhiều việc làm. Đó là mũi tên trúng 2 đích, vừa làm tăng tính cạnh tranh quốc gia, vị thế trước bạn bè quốc tế, mà lại tạo thêm sinh kế cho người dân.
"Điều này tốt hơn nhiều so với việc "đưa tiền" cho người dân, tôi nghĩ giải pháp này cần được tính đến trong thời gian tới", ông Tú Anh nói.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.