'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Cục Hàng hải Việt Nam có văn bản về việc triển khai thông tư của Bộ Tài chính quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/10/2022 đến hết ngày 31/12/2022. Mức thu mới nhằm góp phần chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam do chịu tác động của việc tăng giá nhiên liệu trong thời gian qua.
Cụ thể, mức thu phí, lệ phí hoạt động hàng hải nội địa gồm: Phí trọng tải tàu, thuyền; Phí bảo đảm hàng hải và lệ phí ra, vào cảng biển giảm 20% so với mức thu hiện hành. Lệ phí ra, vào cảng, bến thủy nội địa giảm 50%; phí trình báo đường thủy nội địa 2 giảm 50%.
Theo văn bản hợp nhất số 18/VBHN-BTC, phí trọng tải tàu, thuyền với hoạt động hàng hải nội địa, tàu thuyền vào, rời khu vực hàng hải, cảng chuyên dùng, cảng dầu khí ngoài khơi phải nộp phí trọng tải tàu, thuyền là 250 đồng/GT với mỗi lượt vào và lượt ra. Tàu thuyền hoạt động vận tải trên các tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo, mỗi lượt di chuyển từ bờ ra đảo và ngược lại nộp phí trọng tải tàu, thuyền theo mức 500 đồng/GT/lần cập cảng.
Tàu thuyền chuyên dùng phục vụ dầu khí, mỗi lượt di chuyển từ khu vực hàng hải đến khu vực thăm dò dầu khí ngoài khơi thuộc khu vực quản lý của một cảng vụ hàng hải nộp phí trọng tải tàu, thuyền là 450 đồng/GT/lượt ra vào. Với tàu thuyền cung ứng dịch vụ lai dắt, cung ứng nhiên liệu, thực phẩm trong một khu vực hàng hải, mức thu là 100 đồng/GT/ngày thực tế hoạt động.
Đối với mức thu phí bảo đảm hàng hải, tàu thuyền vào, rời khu vực hàng hải, cảng chuyên dùng, cảng dầu khí ngoài khơi, nếu có tổng dung tích dưới 2.000 GT sẽ phải nộp phí bảo đảm hàng hải lượt vào và lượt rời là là 300 đồng/GT/lượt. Trường hợp tàu thuyền có tổng dung tích từ 2.000 GT trở lên, phải nộp phí lượt vào và lượt rời là 600 đồng/GT/lượt. Tàu thuyền hoạt động vận tải trên các tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo, mỗi lượt di chuyển từ bờ ra đảo và ngược lại nộp phí bảo đảm hàng hải theo mức 550 đồng/GT/lần cập cảng.
Ngoài ra, giảm lệ phí 7/10 nội dung thu phí trong hai khoản phí thẩm định cấp chứng chỉ, giấy phép, giấy chứng nhận trong hoạt động hàng không dân dụng; cấp giấy phép ra vào khu vực hạn chế tại cảng hàng không, sân bay; phí đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tàu bay.
Trước đó, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể đã chủ trì cuộc họp rà soát các phương án giảm chi phí nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong giai đoạn giá nguyên liệu tăng cao và khó khăn của nền kinh tế sau đại dịch Covid-19.
Theo Bộ trưởng, biến động của giá xăng dầu thời gian qua đã tác động lớn đến hoạt động vận tải bởi xăng dầu chiếm tỉ lệ lớn trong cơ cấu giá thành. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của doanh nghiệp, giá cả hàng hóa và thu nhập của người lao động. Do vậy, việc rà soát, xem xét kéo dài một số cơ chế, chính sách miễn giảm hoặc nâng tỉ lệ miễn giảm phí và lệ phí, chỉ đạo các doanh nghiệp cùng nhau chia sẻ rủi ro là cần thiết.
Chia sẻ với báo giới, bà Vũ Tuyết Anh, đại diện Công ty Vận tải Anh Cường cho hay, từ tháng trước, với diễn biến giá nhiên liệu giảm, công ty đã giảm mức cước vận tải hàng hóa đường thủy khoảng 9 - 10% so với mức giá cũ. Lệ phí hàng hải và đường thủy giảm sẽ giúp cho doanh nghiệp có cơ sở để giảm giá cước. "Ngay khi giảm giá cước, lượng đơn hàng gửi đã tăng lên rõ rệt. Chúng tôi gần như đã quay lại nhịp tăng trưởng của thời điểm trước dịch bệnh", bà Vũ Tuyết Anh cho biết.
“Nhiên liệu chiếm tới 40% trong cấu thành giá cước vận tải thủy, nên rõ ràng, khi giá giảm mạnh, doanh nghiệp sẽ có cơ sở để giảm giá cước. Giờ thêm giá lệ phí đường thủy giảm sẽ giúp doanh nghiệp bớt khó khăn hơn và thực hiện giảm cước, đồng thời cũng giúp giảm áp lực lên nhiều lĩnh vực khác”, ông Bùi Anh Tiến, giám đốc công ty vận tải Binh Minh tại TP. Hồ Chí Minh chia sẻ .
Ông Nguyễn Văn Việt, Giám đốc doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đông lạnh tại Bình Dương cho hay, giá cước vận tải đường thủy giảm khiến cho chi phí vận chuyển nguyên vật liệu sản xuất, chuyển hàng của doanh nghiệp giảm đáng kể, khoảng 10% tiền vận chuyển. Khoản chi phí này sẽ được dùng để giảm giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, tăng tính cạnh tranh hơn nhất là dịp Iết Nguyên đán đang gần kề.
Chị Ngô Thị Oanh, Giám đốc kinh doanh của một siêu thị tại TP. HCM cho biết, đợt giảm giá nhiên liệu vừa rồi các mặt hàng thịt, cá đều đã giảm giá so với tháng trước từ 5 - 7%, hy vọng với việc giảm giá cước vận tải thì giá cả hàng tiêu dùng sẽ “dễ thở” hơn.
“Với mức giá xăng giảm mạnh, giờ tới lệ phí hàng hải giảm, cước vận tải và giá nhiều mặt hàng đã hạ nhiệt theo. Người tiêu dùng kỳ vọng giá các mặt hàng bán trong dịp Tết sẽ giảm mạnh khoảng 20%. Những tháng cuối năm tới đây, nhu cầu tiêu thụ hàng tết tăng lên và rất khó tránh khỏi hàng tiêu dùng tăng giá. Hy vọng giá cước vận đường biển, đường sông giảm sẽ khiến việc kiểm tra, kiểm soát và bình ổn thị trường càng hiệu quả hơn”, chị Ngô Thị Oanh chia sẻ.
“Một số khoản phí, lệ phí tuy đã thực hiện giảm nhưng trong bối cảnh hiện nay cần thiết giảm thêm cũng cần được kiến nghị Chính phủ xem xét. Các đơn vị khẩn trương rà soát lại các loại phí, lệ phí để có phương án giảm tiếp. Bởi những khoản chi phí này nếu giảm được dù nhỏ cũng có tác dụng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Các loại phí không thuộc lĩnh vực Bộ quản lý các đơn vị cũng rà soát để kiến nghị giảm cho doanh nghiệp", Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể yêu cầu.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.