Lịch sử giá cổ phiếu KDC và những thông tin cần biết

Vũ Trang - 13/12/2021 17:07 (GMT+7)

Từ khi lên sàn, giá cổ phiếu KDC đã trải qua khá nhiều sóng tăng - giảm. Từ tháng 4/2020 đến nay, giá cổ phiếu KDC tăng trưởng mạnh hơn 4 lần.

Lịch sử giá cổ phiếu KDC và những thông tin cần biết

Lịch sử giá cổ phiếu KDC và những thông tin cần biết

Cổ phiếu KDC là của công ty nào?

Cổ phiếu KCD của Công ty Cổ phần Tập đoàn Kido được giao dịch trên sàn HoSE.

Thông tin khái quát về Công ty Cổ phần Tập đoàn Kido

Tên tiếng Việt: Công ty Cổ phần Tập đoàn Kido.

Tên tiếng Anh: KIDO Group Corporation.

Tên viết tắt: Kido Group.

Giấy CNĐKKD: Số 4103001184 do Sở Kế Hoạch-Đầu Tư TP. HCM cấp ngày 06 tháng 09 năm 2002 và theo các GCNĐKKD điều chỉnh sau đó.

Thông tin niêm yết: Cổ phiếu của Công ty được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM theo Giấy phép Niêm yết số 39/UBCK-GPNY do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày 18 tháng 11 năm 2005 với mã giao dịch chứng khoán là “KDC”.

Vốn điều lệ: 2.797.413.560.000 đồng.

Trụ sở chính: 138-142 Hai Bà Trưng, Phường Đa Kao, Quận 01, TP. HCM.

Số điện thoại: +84 8.38270468

Fax: +84 8.38270469

Website: www.kdc.vn

Quá trình hình thành và phát triển

Năm 1993: Tiền thân là Công ty TNHH Xây dựng và Chế biến thực phẩm Kinh Đô theo Quyết định số 216 GP-UB ngày 27/02/1993 của Chủ tịch UBND TP. HCM và Giấy phép Kinh doanh số 048307 do Trọng tài Kinh tế TP. HCM cấp ngày 02/03/1993.

Những ngày đầu thành lập, Công ty chỉ là một xưởng sản xuất nhỏ diện tích khoảng 100m2 tại Quận 6, TP. HCM, với 70 công nhân và vốn đầu tư 1,4 tỷ đồng, chuyên sản xuất và kinh doanh bánh snack – một sản phẩm mới đối với người tiêu dùng trong nước.

Năm 1994: Công ty tăng vốn điều lệ lên 14 tỷ đồng và nhập dây chuyền sản xuất snack trị giá 750.000 USD từ Nhật. Thành công của bánh snack với chất lượng, mùi vị đặc trưng phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trong nước đã trở thành bước đệm quan trọng cho sự phát triển không ngừng của Công ty sau này.

Năm 1996: Tung sản phẩm bánh Cookies. Công ty đầu tư xây dựng nhà xưởng mới với diện tích 6 hecta tại số 6/134 Quốc lộ 13, Phường Hiệp Bình Phước, Quận Thủ Đức và đầu tư dây chuyền sản xuất bánh cookies với công nghệ và thiết bị hiện đại của Đan Mạch trị giá 5 triệu USD. Lúc này, số lượng công nhân của Công ty đã lên đến 500 người.

Năm 1997: Tung sản phẩm bánh tươi. Công ty đầu tư dây chuyền sản xuất bánh mì, bánh bông lan công nghiệp trị giá 1,2 triệu USD với công suất 25 tấn bánh/ngày.

Năm 1998: Tung sản phẩm bánh trung thu, Chocolate. Cuối năm 1998, Công ty đưa dây chuyền sản xuất kẹo chocolate vào khai thác với tổng đầu tư là 800.000 USD.

Năm 1999: Tung sản phẩm bánh Cracker. Công ty nâng vốn điều lệ lên 40 tỷ đồng và Công ty đã khai trương hệ thống Bakery đầu tiên, mở đầu cho một chuỗi hệ thống của hàng bánh kẹo từ Bắc vào Nam sau này.

Năm 2000: Công ty tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 51 tỷ đồng, mở rộng diện tích nhà xưởng lên hơn 40.000m2, trong đó có nhà máy bánh kẹo Miền Bắc tại Hưng Yên, diện tích 28.000m2, tổng vốn đầu tư 30 tỷ đồng. Tiếp tục chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, Công ty đầu tư một dây chuyền sản xuất bánh Crackers từ châu Âu trị giá trên 2 triệu USD, đây là một trong số các dây chuyền sản xuất bánh Crackers lớn nhất khu vực.

Năm 2001: Nhà máy và Công ty tại khu vực phía Bắc chính thức đi vào hoạt động. Công ty nhập một dây chuyền sản xuất kẹo cứng và một dây chuyền sản xuất kẹo mềm công suất 2 tấn/giờ trị giá 2 triệu USD. Công ty cũng nâng công suất sản xuất các sản phẩm Crackers lên 50 tấn/ngày bằng việc đầu tư mới dây chuyền sản xuất bánh mặn Crackers trị giá 3 triệu USD.

Năm 2002: Công ty Cổ phần Kinh Đô được thành lập với chức năng sản xuất kinh doanh bánh kẹo để tiêu thụ ở các tỉnh miền Nam, miền Trung và xuất khẩu. Cũng trong năm 2002, nhằm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, nhanh chóng hội nhập với các nước khu vực và thế giới, hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 được thay thế bằng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn 9001:2000.

Năm 2003: Mua lại nhà máy kem Wall’s từ Tập đoàn Unilever và thành lập Công ty KIDO's, phát triển 2 nhãn hiệu Merino và Celano với mức tăng trưởng hằng năm trên 20%. Công ty nhập dây chuyền sản xuất chocolate trị giá 1 triệu USD và tăng vốn điều lệ lên 200 tỷ đồng.

Năm 2004: Thành lập Công ty Kinh Đô Bình Dương. Công ty Cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc chính thức niêm yết trên thị trường chứng khoán (mã cổ phiếu: NKD).

Năm 2005: Tung sản phẩm bánh bông lan Solite. Công ty Cổ phần Kinh Đô chính thức lên sàn giao dịch chứng khoán (mã cổ phiếu: KDC). Tháng 8 năm 2005, Công ty phát hành thêm 5.000.000 cổ phiếu và nâng vốn điều lệ lên 250 tỷ đồng.

Năm 2006: Xây dựng Nhà máy Kinh Đô Bình Dương trên diện tích 13ha, tổng vốn đầu tư 660 tỷ đồng tại Khu Công Nghiệp Việt Nam –Singapore. Hợp tác với Tập đoàn Cadbury và đón nhận Huân chương lao động hạng III.Tháng 5 năm 2006, Công ty phát hành thưởng 4.999.980 cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu nâng tổng vốn điều lệ lên 299.999.800.000 đồng.

Năm 2007: Tung sản phẩm sữa chua Wel Yo. Công ty nâng vốn lên 469.996.650.000 đồng bằng cách phát hành thưởng 5.999.685 cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và chào bán ra công chúng 11.000.000 cổ phiếu.

Năm 2008: Nhà máy Kinh Đô Bình Dương chính thức hoạt động. Tháng 10 năm 2008, Công ty phát hành 10.115.211 cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu nâng vốn điều lệ lên 571.148.760.000 đồng.

Năm 2010: Tháng 3 và 4, Công ty phát hành 22.431.383 cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu và 1.682.450 cổ phiếu cho cán bộ công nhân viên nâng vốn điều lệ lên 812.287.090.000 đồng. Tháng 6 năm 2010, Công ty phát hành 20.047.879 cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu nâng vốn điều lệ lên 1.012.765.880.000 đồng. Tháng 12, Kinh Đô phát hành 18.244.743 cổ phiếu để hoán đổi cổ phiếu của Công ty Cổ phần Chế biến thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc và Công ty Cổ phần KIDO nhằm thực hiện phương án sáp nhập 2 công ty này vào Kinh Đô.

Năm 2011: Tung sản phẩm sữa nước Wel Grow. Ký kết đối tác chiến lược với Công ty Ezaki Glico (Nhật Bản).

Năm 2012: Tung sản phẩm bánh Pocky và bánh gạo Sachi. Tiếp tục sáp nhập Vinabico vào công ty. Tháng 1 và 2, KDC phát hành riêng lẻ 14.000.000 cổ phiếu cho Công ty Ezaki Glico (một công ty chuyên về bánh kẹo và thực phẩm tại Nhật Bản) với mục đích khai thác tối đa hiệu quả đầu tư kênh phân phối của Công ty.

Năm 2015: Ký kết hợp đồng nguyên tắc chuyển giao mảng kinh doanh bánh kẹo cho Mondelez và chính thức thâm nhập vào lĩnh vực Thực phẩm thiết yếu. Tiếp tục nâng cao vị thế dẫn đầu trong ngành kem và sữa chua đồng thời tung thành công các sản phẩm dầu ăn, mì gói và gia vị để thâm nhập lĩnh vực thực phẩm thiết yếu. Tháng 10/2015 chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO.

Năm 2016: Tung sản phẩm đóng gói, đông lạnh và sản phẩm thuộc ngành hàng mát. Kết hợp hai doanh nghiệp lớn trong ngành dầu ăn Tường An và Vocarimex vào tập đoàn giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh và phát huy tiềm năng hiện có, mục tiêu đưa KIDO trở thành một trong những doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng lớn nhất tại Việt Nam và hiện thực hóa tham vọng "Lấp đầy gian bếp Việt" bằng những sản phẩm tiêu dùng dưới thương hiệu KIDO.

Năm 2017: Tạo nên sự khác biệt trong chiến lược phát triển “Thực phẩm thiết yếu” nhằm hướng đến mục tiêu phục vụ ít nhất 85% người tiêu dùng trên khắp Việt Nam thông qua hệ thống 450.000 điểm bán ngành hàng khô và 70.000 điểm bán ngành hàng lạnh trên toàn quốc. Nhãn hiệu của các công ty con đang dẫn dắt thị trường như:dẫn đầu thị trường kem lạnh tại Việt Nam (khoảng 40,2%) và TAC đứng thứ 2 về thị phần dầu ăn tại Việt Nam (khoảng 16%)

Năm 2018: KIDO mua lại thành công 51% cổ phần của Công ty Dầu ăn Golden Hope Nhà Bè (GHNB) và đổi tên thành KIDO Nhà Bè. Hoàn thành kế hoạch hợp nhất thị trường dầu ăn và củng cố vị thế của KIDO trên thị trường. Nhãn hiệu của các công ty con đang liên tục dẫn dắt thị trường Việt Nam: KDF dẫn đầu thị trường kem lạnh; TAC đứng thứ 2 về thị phần dầu ăn và KIDO Nhà Bè đứng thứ 3 về thị phần dầu ăn.

Năm 2019:  KIDO bắt đầu thâm nhập các thị trường khác thông qua tự sản xuất, thương mại, OEM và liên doanh. Tập trung vào phân khúc cao cấp với việc ra mắt dòng sản phẩm “Tường An premium - dòng sản phẩm thượng hạng” với biểu tượng voi vàng.

Năm 2020: Quý III đánh dấu sự trở lại của Tập đoàn KIDO trên thị trường snacking (gồm cả bánh kẹo và thực phẩm ăn vặt). Tháng 12, KIDO phát hành 23.088.000 cổ phiếu để hoán đổi cổ phiếu của Công ty Cổ phần Thực phẩm Đông lạnh KIDO nhằm thực hiện phương án sáp nhập công ty này vào Tập đoàn.

Ai là cổ đông nắm giữ nhiều cổ phiếu KDC nhất?

Khối lượng cổ phiếu KDC đang được niêm yết trên sàn HoSE là 279.741.356 cổ phiếu.

Cổ đông đang nắm giữ nhiều cổ phiếu KDC nhất hiện nay là ông Trần Lệ Nguyên - Phó chủ tịch thường trực - với 30.933.667 cổ phiếu, tương đương với tỷ lệ sở hữu 13,52%. Cổ đông nắm giữ nhiều cổ phiếu KDC thứ hai là Công ty TNHH MTV PPK và Công ty TNHH Đầu tư KIDO với tỷ lệ sở hữu lần lượt là 9,13% và 7,37%. 

Lịch sử giá cổ phiếu KDC qua các năm

Lịch sử giá cổ phiếu KDC

Lịch sử giá cổ phiếu KDC. Nguồn đồ thị: TVSI

Lịch sử giá cổ phiếu KDC. Nguồn đồ thị: TVSI

Nhìn chung, từ khi được giao dịch trên sàn HoSE, giá cổ phiếu KDC đã trải qua nhiều sóng tăng - giảm Giá cổ phiếu KDC đã tăng tới 4 lần trong giai đoạn 2006 - 2007 trước khi đi xuống vào tháng 3/2009 và lại bắt đầu trải qua nhiều sóng tăng-giảm nhưng nhìn chung có chiều hướng đi lên cho đến tháng 6/2017. Từ tháng 4/2020 đến nay, giá cổ phiếu KDC tăng mạnh gấp 4 lần.

Giá cổ phiếu KDC cao nhất là bao nhiêu?

Giá cổ phiếu KDC cao nhất là 62.000 đồng/cổ phiếu vào ngày 26/11/2021 (tính theo giá điều chỉnh).

Giá cổ phiếu KDC thấp nhất là bao nhiêu?

Giá cổ phiếu KDC thấp nhất là 2.310 đồng/cổ phiếu vào ngày 19/02/2009 (tính theo giá điều chỉnh).

Có nên mua cổ phiếu KDC hay không?

Tình hình kinh doanh của Kido Group

Năm 2020, doanh thu thuần hợp nhất của KDC đạt 8.324 tỷ đồng, hoàn thành 101,1% kế hoạch, tăng 15,4% so với năm 2019 chủ yếu là do tăng trưởng doanh thu của ngành dầu ăn và sự đóng góp doanh thu của mảng bánh Trung Thu. Doanh thu thuần từ ngành dầu ăn chiếm 84% doanh thu thuần toàn tập đoàn và ngành hàng thực phẩm chiếm 16%.

Lợi nhuận gộp năm 2020 đạt 1.765 tỷ đồng, tăng 8,2% so với năm 2019. Ngoài ra, tập đoàn cũng sắp xếp lại kế hoạch sản xuất ở các nhà máy kem để giảm chi phí sản xuất chung vào mùa thấp điểm, từ đó cải thiện mức lợi nhuận gộp chung.

Lợi nhuận trước thuế năm 2020 đạt 416 tỷ đồng, hoàn thành 126,1% kế hoạch đề ra của cả năm, tăng 46,9% so với năm 2019. Lợi nhuận sau thuế năm 2020 đạt 330,2 tỷ đồng, tăng 59,3% so với năm 2019.

Trong 9 tháng năm 2021, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của KDC đạt lần lượt 7.593 tỷ đồng và 457 tỷ đồng, tăng lần lượt 24,8% và 92,1% so với cùng kỳ năm 2020.

Cần bao nhiêu tiền để mua cổ phiếu KDC

Sàn HoSE hiện nay chỉ cho phép mua tối thiểu 100 cổ phiếu/lần mua. Với giá cổ phiếu KDC tại ngày 13/12/2021 là 56.000 đồng, nhà đầu tư cần chi ra ít nhất 5.600.000 đồng/lần mua.

Định hướng phát triển của KDC

Tập đoàn sẽ tiếp tục tập trung vào chiến lược phát triển sản phẩm theo từng khu vực và thị trường khác nhau, đẩy mạnh sức tiêu thụ sản phẩm của các khách hàng mới. Chú trọng đa dạng hóa sản phẩm trong ngành dầu ăn, ngành kem, ngành Snacking, đặc biệt các sản phẩm cốt lõi và cao cấp có lợi nhuận cao. Mở rộng kênh phân phối và gia tăng thị phần trong từng ngành hàng, tạo đà bứt tốc nhằm sớm đưa Tập đoàn hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng theo đúng lộ trình.

Chính thức đưa ra thị trường các sản phẩm liên doanh với Vinamilk trong lĩnh vực nước giải khát phục vụ người tiêu dùng và gia tăng doanh số tiếp tục nghiên cứu thị trường để mở rộng danh mục sản phẩm trong lĩnh vực Thực phẩm thiết yếu như mảng cà phê đầy tiềm năng.

Tiếp tục đầu tư công nghệ số hóa trong việc vận hành kinh doanh và quản trị nguồn nhân lực. Qua đó, KIDO tối ưu hóa các đơn hàng tự động qua hệ thống DMS. Các hệ thống sẽ giúp việc sản xuất/bán hàng/quản lý, phân phối tổng hợp, và cải thiện việc vận chuyển và giao hàng, được yêu cầu, đồng thời phân tích thông tin tại từng điểm bán, giúp thị trường điều phối kịp thời, tự động lên đơn hàng và đưa đơn hàng đến nhà phân phối, đáp ứng được nhu cầu hiệncó của thị trường. Việc quản lý thông tin chính xác và nhanh chóng cho phép tối KIDO ưu toàn bộ dây chuyền cung cấp và cải thiện hiệu quả phân phối toàn diện có thể đạt được với gói giải pháp phân phối, tích hợp tất cả những kỹ năng xử lý trên hệ thống IT.

Tags:
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Chân dung nữ Phó Bí thư được giao điều hành Tỉnh ủy Bắc Giang

Chân dung nữ Phó Bí thư được giao điều hành Tỉnh ủy Bắc Giang

(VNF) - Bà Lê Thị Thu Hồng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy được phân công tạm thời điều hành Tỉnh ủy Bắc Giang.

Đại án ngành đăng kiểm: 215 luật sư tham gia bào chữa

Đại án ngành đăng kiểm: 215 luật sư tham gia bào chữa

(VNF) - Viện Kiểm sát Nhân dân TP. HCM đã ban hành cáo trạng số 252/CT-VKS-P3, chuyển hồ sơ sang Tòa án Nhân dân cùng cấp để xét xử vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam. Vụ án có số lượng hồ sơ lớn với hơn 286.070 bút lục và sự tham gia bào chữa của 215 luật sư.

Đón đầu Sân bay Long Thành, tính mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành lên 10 làn xe

Đón đầu Sân bay Long Thành, tính mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành lên 10 làn xe

(VNF) - Tại cuộc họp về phương án đầu tư mở rộng đoạn TP. HCM - Long Thành, thuộc dự án đường cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh việc mở rộng đoạn TP. HCM - Long Thành là vấn đề cấp thiết, bảo đảm đồng bộ với các quy hoạch hạ tầng giao thông, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Khám phá tàu hỏa '5 sao' mới nhất Việt Nam

Khám phá tàu hỏa '5 sao' mới nhất Việt Nam

Hành khách đi tàu chất lượng cao SE21/22 (Sài Gòn - Đà Nẵng) sẽ được trải nghiệm những dịch vụ "cao cấp" chưa từng có trước đây.

Đề xuất Ủy viên Bộ Chính trị được thuê biệt thự công vụ 450-500 m2

Đề xuất Ủy viên Bộ Chính trị được thuê biệt thự công vụ 450-500 m2

(VNF) - Thường trực Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư được bố trí cho thuê biệt thự công vụ, diện tích đất khuôn viên 450-500m2; kinh phí tối đa trang thiết bị nội thất là 350 triệu đồng.

Nhận diện Lý Hải Production: DN giúp Lý Hải thành đạo diễn nghìn tỷ với series phim 'Lật mặt'

Nhận diện Lý Hải Production: DN giúp Lý Hải thành đạo diễn nghìn tỷ với series phim 'Lật mặt'

(VNF) - Mới đây, Lý Hải trở thành đạo diễn Việt Nam tiếp theo có doanh thu 1.000 tỷ đồng. Đứng sau sự thành công này chính là Công ty TNHH Lý Hải Production - nhà sản xuất series phim 'Lật mặt'.

Đơn hàng mới tăng mạnh, DN kỳ vọng chu kỳ tăng trưởng mới

Đơn hàng mới tăng mạnh, DN kỳ vọng chu kỳ tăng trưởng mới

(VNF) - Theo Báo cáo Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của S&P Global, ngành sản xuất Việt Nam tăng trưởng trở lại trong tháng 4/2024, nhờ số lượng đơn đặt hàng mới tăng mạnh giúp sản lượng tăng trở lại.

Đề xuất quy định về áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam

Đề xuất quy định về áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam

(VNF) - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đang dự thảo Thông tư quy định về việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Hết tâm lý chờ đáy, nhà đầu tư sẵn sàng chi tiền mua bất động sản?

Hết tâm lý chờ đáy, nhà đầu tư sẵn sàng chi tiền mua bất động sản?

Nhà đầu tư đã thể hiện tâm lý tích cực hơn, nhưng giá bất động sản và mức lãi suất cho vay mua nhà thả nổi sau thời gian ưu đãi vẫn còn những

Bitcoin và ETF 'lên ngôi', sàn giao dịch hàng đầu nước Mỹ thu lợi nhuận trên 1 tỷ USD

Bitcoin và ETF 'lên ngôi', sàn giao dịch hàng đầu nước Mỹ thu lợi nhuận trên 1 tỷ USD

(VNF) - Sàn giao dịch tiền điện tử Coinbase Global đã công bố lợi nhuận hơn 1 tỷ USD trong quý I, khi sự phấn khích xung quanh việc cấp phép ETF Bitcoin đã kích thích lượng giao dịch tiền điện tử tăng mạnh trong 3 tháng đầu năm.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.