Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Hôm nay (19/9), vàng miếng thương hiệu quốc gia SJC của Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) được niêm yết mua vào - bán ra trong khoảng 65,75 - 66,55 triệu đồng/lượng.
So với 1 tuần trước, giá vàng trong nước đã giảm thêm 400.000 đồng/lượng ở chiều mua vào lẫn chiều bán ra. Còn so với mức đỉnh cao nhất 74,4 triệu đồng/lượng thiết lập ngày 8/3, giá vàng hôm nay đã giảm 7,85 triệu đồng mỗi lượng.
Hiện biên độ giá mua và bán vàng được duy trì ở mức 800.000 đồng/lượng, giảm 200.000 đồng so với các tuần trước do mãi lực thị trường thấp nên các đơn vị kinh doanh thu hẹp khoảng cách chênh lệch mua bán để kích thích người mua.
Giá vàng thế giới ngày 19/9 đang ở 1.669,6 USD/ounce, giảm đến 46 USD/ounce so với 1 tuần trước.
Giá vàng trang sức, giá vàng nhẫn 24K các loại hôm nay cũng được điều chỉnh, mua bán quanh mức 50,35 - 51,25 triệu đồng/lượng, giảm đến 700.000 đồng/lượng so với 1 tuần trước. Biên độ chênh lệch giá mua - bán vàng trang sức đầu tuần này tiếp tục duy trì ở mức 900.000 đồng/lượng.
Cả giá vàng SJC lẫn vàng trang sức đang giảm, nhưng không theo sát đà giảm của giá vàng thế giới. Trong đó vàng nhẫn 24K bám khá sát, còn vàng SJC vẫn giữ khoảng chênh với giá vàng thế giới. Nhu cầu giao dịch vàng trên thị trường hiện đang khá trầm lắng.
Hiện giá vàng thế giới quy đổi theo tỷ giá thấp hơn giá vàng SJC hơn 19 triệu đồng/lượng và thấp hơn giá vàng trang sức khoảng 3 triệu đồng/lượng. Hiện vàng SJC đang cao hơn vàng trang sức gần 16 triệu đồng/lượng. Chính vì điều này, các chuyên gia khuyên người mua, chọn vàng nhẫn để hạn chế rủi ro chênh lệch giá.
Trên thị trường quốc tế, lúc 9 giờ, giá vàng thế giới được giao dịch ở mức 1.672 USD/ounce, sau đó giảm tiếp về 1.669,6 USD/ounce.
Đồng thời, giá vàng thế giới cũng rơi về vùng thấp nhất trong hơn 2 năm qua nên việc tăng mạnh trở lại là không dễ. Hiện giá vàng thế giới quy đổi theo tỷ giá niêm yết đang thấp hơn giá vàng SJC trên 19 triệu đồng/lượng và thấp hơn giá vàng trang sức trên 3 triệu đồng/lượng.
Giá vàng thế giới giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.668,8 USD/ounce. Giá vàng giao tương lai tháng 12 trên sàn Comex New York ở mức 1.679,9 USD/ounce.
Giá vàng thế giới đã giảm 2,5% trong tuần qua, trong tuần có lúc đã xuống chạm mức thấp nhất kể từ tháng 4/2020. Vàng chịu áp lực từ kỳ vọng tăng lãi suất tích cực khi USD và lợi tức trái phiếu kho bạc tăng mạnh. Kim loại quý đã giảm gần 400 USD/ounce, tương đương 19,45%, trong 6 tháng qua và chạm mức thấp nhất trong 2,5 năm.
Cùng với sự sụt giảm của vàng, tâm lý giữa các nhà phân tích Phố Wall và các nhà đầu tư bán lẻ đều đã chuyển sang xu hướng giảm, làm nổi bật rủi ro giảm giá trong ngắn hạn.
Cụ thể, khảo sát giá vàng tuần này, trong 22 chuyên gia Phố Wall tham gia cuộc khảo sát của Kitco News, có tới 14 người (tương đương 63%) dự báo giá vàng giảm; 4 nhà phân tích (18%) chia đều cho hai dự báo giá tăng hoặc trung lập trong thời gian tới.
Về các nhà đầu tư bán lẻ, trong 1.045 người được tham gia cuộc thăm dò trực tuyến, có 395 người (38%) dự đoán vàng tăng giá; 489 (47%) cho rằng giá vàng sẽ giảm; 161 người còn lại (5%) cho ý kiến trung lập.
Theo chuyên gia về kim loại quý của Gainesville Coins, vàng giảm sức hút trong bối cảnh lạm phát tăng. Kỳ vọng tăng lãi suất khiến lãi suất thực tăng giá, điều này không có lợi cho giá vàng. Nếu Fed tăng giá, vàng sẽ giảm trong ngắn hạn.
Giá vàng còn có thể xuống đến 1.600 USD/ounce. Theo nhà phân tích thị trường cấp cao của Oanda, nếu Fed bất ngờ tăng lãi suất vào tuần tới, khả năng vàng sẽ phá vỡ mức 1.600 USD và vàng tiếp tục gặp khó khăn trong ngắn hạn.
Theo giám đốc điều hành của Bannockburn Global Forex, mục tiêu tiếp theo của giá vàng sẽ là 1.615 USD đến 1.650 USD, và sẽ không loại trừ giá sẽ giảm xuống 1.500 USD vào năm tới.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.