Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
9 tháng năm 2020, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chọn cho mình chiến lược hy sinh tăng trưởng lợi nhuận để gia tăng "bộ đệm" dự phòng nợ xấu (xem thêm: Chuyện dự phòng ở Vietcombank).
Chiến lược của Vietcombank có phần khá cực đoan khi tỷ lệ bao phủ nợ xấu (số dư dự phòng/quy mô nợ xấu) lên đến 251%, nghĩa là 1 đồng nợ xấu được "bao bọc" bởi 2,51 đồng dự phòng.
Tính toán cho thấy nếu ngân hàng này dùng nguồn dự phòng để xóa toàn bộ nợ xấu hiện tại, đưa tỷ lệ nợ xấu về 0%, thì nguồn dự phòng vẫn còn dư ra tới hơn 9.000 tỷ đồng và về lý thuyết, có thể hoàn nhập dự phòng để tăng lợi nhuận thêm hơn 9.000 tỷ đồng mà vẫn giữ được tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp cực đoan là 0%.
Tuy nhiên, Vietcombank lại bất ngờ chấp nhận suy giảm lợi nhuận, dành nguồn lực để gia tăng dự phòng.
Cụ thể, lợi nhuận trước thuế 9 tháng năm 2020 của ngân hàng này ở mức 15.965 tỷ đồng, giảm 9,4% so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương mức giảm 1.648 tỷ đồng. Trong khi đó, lượng trích lập dự phòng 9 tháng tăng thêm hơn 25%.
Bên cạnh mục đích gia tăng dự phòng nhằm có nguồn lực xử lý nợ xấu trong và sau dịch Covid-19, nhất là thời điểm Thông tư 01/2020/TT-NHNN hết hiệu lực, thì Vietcombank nhiều khả năng còn có mục đích khác: trữ "lương khô" để gia tăng lợi nhuận khi ngân hàng cần gia tăng tỷ lệ an toàn vốn.
Cần lưu ý rằng Vietcombank là ngân hàng thương mại quốc doanh, Nhà nước giữ tỷ lệ sở hữu chi phối, đồng nghĩa rằng dư địa tăng vốn sẽ hạn chế hơn các ngân hàng tư nhân. Mặt khác, ngân hàng quốc doanh cũng chịu áp lực nặng nề hơn trong việc chia cổ tức do không có quyền tự quyết, lợi nhuận càng lớn thì chi trả cổ tức càng nhiều, ảnh hưởng đến nguồn vốn tự có của ngân hàng.
Vì vậy, việc để dành "lương khô" là bước đi khôn ngoan trong hành trình phát triển dài hạn của ngân hàng này. Bởi hiện nay, tỷ lệ an toàn vốn của Vietcombank vẫn ở mức cao, ước tính khoảng trên 10%, cách khá xa mức tối thiểu 8% theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Trái ngược với Vietcombank, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận 9 tháng năm 2020 lên đến 23%, đạt 10.364 tỷ đồng. Trong khi đó, tỷ lệ bao phủ nợ xấu (cả nợ xấu nội bảng và nợ xấu tại VAMC) ước tính ở mức 74%, giảm đáng kể so với mức 83% cuối năm 2019. Tỷ lệ nợ xấu ước tính tăng nhẹ, từ 2,49% lên 2,59%.
Như vậy, có thể thấy lựa chọn của VietinBank là hy sinh "bộ đệm" dự phòng nợ xấu cũng như tỷ lệ nợ xấu để đạt được tăng trưởng lợi nhuận cao.
Mặc dù điều này có rủi ro nhất định trong bối cảnh nợ xấu phát sinh do dịch Covid-19 vẫn chưa được ghi nhận đầy đủ (do Thông tư 01/2020/TT-NHNN vẫn đang có hiệu lực) nhưng cũng cần lưu ý rằng tỷ lệ bao phủ nợ xấu trên cũng không phải là mức thấp.
Lựa chọn của VietinBank là có lý do. Tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng này đang ở mức thấp, do đó chưa thể áp dụng theo chuẩn Basel II. Áp lực tăng vốn là nguyên nhân quan trọng khiến VietinBank phải đẩy lợi nhuận lên mức cao, vốn tự có theo đó cũng sẽ được gia tăng mạnh mẽ, nhờ vậy có thể cải thiện tỷ lệ an toàn vốn.
Với BIDV, ngân hàng này ở thế "trung dung". Tỷ lệ an toàn vốn ở mức trung bình (cuối năm 2019 ở mức 8,74%) khiến ngân hàng này không quá áp lực trong việc gia tăng lợi nhuận. 9 tháng năm 2020, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng này đi ngang so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 7.062 tỷ đồng.
Không chạy theo tăng trưởng lợi nhuận, BIDV dành nhiều nguồn lực để gia tăng dự phòng, đồng thời dùng dự phòng để xử lý nợ xấu. Vì thế mà tình hình nợ xấu của BIDV trong 9 tháng năm nay diễn biến theo chiều hướng tích cực. Cuối năm 2019, tỷ lệ nợ xấu (bao gồm cả nợ xấu nội bảng và nợ xấu tại VAMC) là 2,56%, trong khi tỷ lệ bao phủ nợ xấu là 72%. Đến hết tháng 9/2020, tỷ lệ nợ xấu chỉ còn 1,97% và tỷ lệ bao phủ nợ xấu được nâng lên 87%.
Có thể thấy, mức độ an toàn vốn ảnh hưởng lớn đến việc "điều tiết" lợi nhuận và nợ xấu ở các ngân hàng quốc doanh.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.