'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Nỗi lo mất cơ hội mua nhà vẫn hiện hữu dù gói vay ưu đãi 30.000 tỷ đồng của người thu nhập thấp đã được "gỡ" khi Thủ tướng ký Quyết định 1013/2016 về mức lãi suất cho vay ưu đãi nhà ở xã hội là 4,8%/năm tại Ngân hàng Chính sách xã hội và quyết định này có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2016, được áp dụng cho tất cả các khoản vay còn dư nợ trong năm 2016.
Như vậy có nghĩa là chỉ còn hơn 5 tháng nữa chương trình cho vay ưu đãi này kết thúc nhưng đã gần 2 tháng trôi qua mà việc triển khai vẫn nhiều vướng mắc.
Người dân và doanh nghiệp phản ánh không tiếp cận được nguồn vốn còn bản thân ngân hàng được giao nhiệm vụ cho vay cũng lúng túng trong mớ thủ tục cũng như vẫn phải chờ nguồn tái cấp từ ngân hàng trung ương.
Anh Hùng – khách hàng mua nhà xã hội tại Đặng Xá (Gia Lâm - Hà Nội) cho hay, khi biết được chủ trương tiếp tục kéo dài gói vay đến hết năm 2016, gia đình đã gấp rút tìm đến các ngân hàng nhưng đều được trả lời chưa có hướng dẫn. Một số nơi nói rằng họ chưa được cấp vốn để thực hiện cho vay theo lãi suất này.
Thêm một lần nữa anh Hùng và nhiều người dân chung cảnh ngộ lại "nín thở" đợi chờ nguồn vốn ưu đãi. Thời hạn vay còn ngắn nhưng lượng người có nhu cầu vẫn rất nhiều. Liệu mơ ước của người dân có thêm một nữa bị dập tắt.
Một số chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội cho hay từ tháng 6/2016 họ không nhận được thêm nguồn giải ngân từ các ngân hàng dành cho khách mua căn hộ, chứng tỏ khách hàng chưa tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi để mua nhà.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA), việc bố trí nguồn vốn từ ngân sách để thực hiện chính sách nhà ở xã hội là rất cấp thiết tuy nhiên vẫn đang "tắc".
Dường như những "ách tắc" này xuất phát từ chính sự lúng túng về vận dụng chính sách của các Bộ, ngành liên quan…, chủ yếu là việc bố trí nguồn vốn từ ngân sách để thực hiện chính sách nhà ở xã hội.
Bộ Tài Chính từng đề xuất Chính phủ quy định lại về lãi suất cho vay và nguồn vốn để các tổ chức tín dụng thực hiện cho vay đối với chương trình nhà ở xã hội, theo hướng lãi suất cho vay bằng với mức lãi suất cho vay tối đa áp dụng cho các lĩnh vực ưu tiên, kỳ hạn ngắn.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước không cấp bù chênh lệch lãi suất và để hỗ trợ vốn cho các tổ chức tín dụng.
Ngân hàng nhà nước thực hiện cho các tổ chức tín dụng vay tái cấp vốn với lãi suất tái cấp vốn hiện hành.
Tuy nhiên, Bộ Xây dựng khẳng định theo Luật Nhà ở năm 2014 thì vốn do Nhà nước cho vay ưu đãi thông qua Ngân hàng Chính sách Xã hội, tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định, Nhà nước hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi với lãi suất thấp và thời hạn cho vay dài hạn thông qua việc cấp vốn từ ngân sách.
Do đó, việc đề nghị lãi suất cho các đối tượng tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội và người được hưởng chính sách hỗ trợ này bằng mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định áp dụng cho lĩnh vực ưu tiên, kỳ hạn ngắn, với nguồn vốn do Ngân hàng Nhà nước tái cấp cho các tổ chức tín dụng thực hiện cho vay là không phù hợp với các quy định của Luật Nhà ở năm 2014.
Ngay như Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng viện dẫn quy định của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội và các cơ quan liên quan huy động các nguồn vốn khác ngoài ngân sách để thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng cho rằng, đề xuất này không phù hợp Luật Nhà ở 2014.
Việc đề nghị huy động nguồn vốn khác ngoài ngân sách là không khả thi do lãi suất cao, thời hạn cho vay vốn ngắn trong khi các đối tượng hưởng lợi lại là các hộ nghèo, hộ cận nghèo và người có thu nhập thấp.
Do đó, cần phải bố trí vốn từ ngân sách cho chương trình hỗ trợ nhà ở xã hội trong kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020.
Bộ Xây dựng viện dẫn, theo quy định của Luật Đầu tư công và Nghị định 100/2015/NĐ-CP, cơ quan được giao triển khai thực hiện việc hỗ trợ từ ngân sách là Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Chính sách Xã hội có trách nhiệm lập kế hoạch vốn trung hạn và hàng năm, trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt.
Trước đó, cuối năm 2015, Ngân hàng Chính sách Xã hội đã có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính về kế hoạch tín dụng, tài chính và xây dựng cơ bản 5 năm giai đoạn 2016 - 2020.
Thực tiễn tình hình triển khai các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội của các địa phương cho thấy, đến nay mới có 145 dự án với quy mô 58.500 căn hộ được hoàn thành, đang tiếp tục triển khai 174 dự án với quy mô 139.300 căn hộ, tổng mức đầu tư khoảng 56.800 tỷ đồng.
Đối với các căn hộ đã hoàn thành, hầu hết các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội đã ký hợp đồng cam kết vay trước thời điểm 31/3/2016.
Một góc dự án nhà ở thu nhập thấp Đặng Xá, huyện Gia Lâm (giai đoạn 2). Ảnh: Tuấn Anh-TTXVN
Đối với 139.000 căn hộ của các dự án đang triển khai, hầu hết chưa đến giai đoạn huy động vốn (phải hoàn thành phần móng).
Hiện các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội, các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội đều đang mong chờ nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách theo quy định của Luật Nhà ở và Nghị định số 100.
Nếu không có nguồn vốn thực hiện sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chính sách an sinh xã hội, ảnh hưởng đến niềm tin của doanh nghiệp và các hộ gia đình nghèo, hộ cận nghèo và người có thu nhập thấp đang khó khăn về nhà ở đối với việc thực hiện pháp luật về nhà ở, đồng thời làm tăng tồn kho bất động sản...
Do đó, Bộ Xây dựng đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính khẩn trương cân đối, bố trí nguồn vốn từ ngân sách Trung ương để cấp bù lãi suất theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Chính sách Xã hội, nhằm sớm triển khai chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội theo quy định.
Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam Nguyễn Trần Nam nhận xét, có thể duy trì hai gói tín dụng ưu đãi lãi suất cho vay mua nhà. Một là gói tín dụng từ nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách Xã hội.
Hai là gói tín dụng từ nguồn vốn ở các ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm cổ phần chi phối, các ngân hàng này phải dành ít nhất 3% tổng dư nợ để cho vay nhà ở xã hội.
Lãi suất dành cho các gói vay này nên giữ ổn định, triển khai lâu dài với mức lãi suất khoảng 4,8%/năm là hợp lý.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.