Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
- Ông đánh giá thế nào về tiềm năng thị trường cho vay tiêu dùng tại Việt Nam hiện nay?
Theo số liệu mới công bố, tổng tín dụng tiêu dùng của Việt Nam mới chiếm khoảng 12% tổng dư nợ nền kinh tế. Trong khi đó, chỉ số này ở Trung Quốc là 21%, ASEAN là 34%. Như vậy, tiềm năng phát triển của thị trường cho vay tiêu dùng Việt Nam trong thời gian tới là rất lớn.
Trong những năm gần đây, sức hút của thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam đối với các nhà đầu tư ngoại là rất lớn. Tháng 1/2019, Shinhan Card đã chính thức được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận việc mua lại Công ty tài chính Prudential ở Việt Nam với số tiền khoảng 3.400 tỷ đồng.
Trước đó, năm 2018, Công ty Lotte Card Co., Ltd đã hoàn tất việc nhận chuyển nhượng 100% vốn tại Công ty tài chính của Techcombank với giá trị khoảng 1.800 tỷ đồng. Trước nữa, vào tháng 9/2017, Shinsei Bank (Nhật Bản) đã mua lại 49% vốn của Công ty Tài chính MB Shinsei từ Ngân hàng Quân đội (MB).
Một số nhà đầu tư nước ngoài có tên tuổi khác từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan… đang bày tỏ nguyện vọng được tham gia lĩnh vực tài chính tiêu dùng tại Việt Nam.
- Thời gian gần đây, trên phương tiện truyền thông nóng lên vấn đề sửa đổi Thông tư 43/2016/TT-NHNN (quy định hoạt động cho vay tiêu dùng tại công ty tài chính) theo hướng siết chặt hoạt động cho vay. Ông có đồng tình với quan điểm này?
Ngân hàng Nhà nước vừa lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Thông tư 43/2016/TT-NHNN. Dự thảo này đã có những điểm khá tích cực nhằm lành mạnh hóa thị trường cho vay tiêu dùng, như quy định rõ các hình thức giải ngân cho vay tiêu dùng; quy định chặt chẽ các biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ nhằm hạn chế một số hành động đòi nợ bất hợp lý; quy định về bộ phận chuyên trách xử lý và tiếp nhận thông tin khách hàng...
Một nội dung quan trọng trong Dự thảo là quy định siết chặt việc giải ngân trực tiếp cho khách hàng. Việc này sẽ có tác động mạnh đến công ty tài chính và hạn chế quyền lựa chọn của khách hàng.
Chúng ta không thể phủ nhận thực tế thị trường hiện nay là đại bộ phận người dân vẫn quen tiêu dùng bằng tiền mặt và nhiều khoản tiêu dùng không có chứng từ, hóa đơn (các khoản chi tiêu nhỏ như ăn uống, du lịch, mua quần áo tại các cửa hàng nhỏ…).
Vì thế, việc thắt chặt giải ngân trực tiếp cho khách hàng cũng sẽ hạn chế quyền lựa chọn tiêu dùng của nhiều khách hàng (chỉ được tiêu dùng ở những nơi bảo đảm đủ điều kiện quy định để giải ngân), đồng nghĩa với việc cản trở sự tiếp cận vốn vay của khách hàng từ các công ty tài chính.
Từ đó, khách hàng sẽ quay lưng lại với tài chính tiêu dùng và tìm đến những nơi cho vay không chính thống. Điều này vô hình trung sẽ tạo điều kiện cho tín dụng đen phát triển.
Một số điểm siết chặt khác của Thông tư 43 có thể kể đến như quy định việc công ty tài chính chỉ được giải ngân trực tiếp cho khách hàng đã và đang vay tại chính công ty tài chính đó. Quy định này là bất công với các công ty tài chính mới thành lập hoặc mới được sáp nhập, mua lại, chưa có nền tảng khách hàng cũ. Quy định này đồng nghĩa với hạn chế họ phát triển khách hàng mới và như vậy sẽ không thể tồn tại, chứ không nói đến chuyện cạnh tranh và phát triển trên thị trường.
Hay là quy định tổng dư nợ cho vay tiêu dùng giải ngân trực tiếp cho khách hàng vay không vượt quá 30% tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng của công ty tài chính. Đối với các công ty tài chính có số lượng khách hàng còn ít, dư nợ còn rất nhỏ, thì sự khống chế này gần như đồng nghĩa với việc không được giải ngân trực tiếp cho khách hàng và rất khó tăng trưởng.
Như vậy, các công ty tài chính tiêu dùng, nhất là công ty mới đi vào hoạt động sẽ rất bất lợi. Cơ quan chức năng nên xem xét và tham khảo kinh nghiệm trên thế giới quản lý hoạt động cho vay tiền mặt thông qua yêu cầu về quản lý rủi ro, minh bạch thông tin và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thay vì đưa ra một điều kiện giải ngân cụ thể bằng tiền mặt. Đặc biệt, cần lưu ý đến việc tạo điều kiện phát triển thị trường tài chính tiêu dùng, khuyến khích các nhà đầu tư, nhất là nước ngoài đầu tư vào các công ty tài chính.
- Thông tư 43/2016/TT-NHNN còn có điểm siết chặt nào khác, thưa ông?
Một số điểm siết chặt khác của Thông tư 43/2016/TT-NHNN có thể kể đến như quy định công ty tài chính chỉ được giải ngân trực tiếp cho khách hàng đã và đang vay tại chính công ty tài chính đó. Quy định này là bất công với các công ty tài chính mới thành lập hoặc mới được sáp nhập, mua lại, chưa có nền tảng khách hàng cũ. Quy định này đồng nghĩa với việc hạn chế họ phát triển khách hàng mới và như vậy, họ sẽ khó có thể thể tồn tại.
Hay quy định tổng dư nợ cho vay tiêu dùng giải ngân trực tiếp cho khách hàng vay không vượt quá 30% tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng của công ty tài chính. Với các công ty tài chính có số lượng khách hàng còn ít, dư nợ còn rất nhỏ thì việc khống chế này gần như đồng nghĩa với việc không được giải ngân trực tiếp cho khách hàng và rất khó tăng trưởng.
Cơ quan chức năng nên xem xét và tham khảo kinh nghiệm trên thế giới về quản lý hoạt động cho vay tiền mặt thông qua yêu cầu về quản lý rủi ro, minh bạch thông tin và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thay vì đưa ra điều kiện giải ngân cụ thể bằng tiền mặt. Đặc biệt, cần lưu ý việc tạo điều kiện phát triển thị trường tài chính tiêu dùng, trong đó có chủ trương tái cơ cấu, khuyến khích các nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các công ty tài chính.
- Vậy theo ông, cần quản lý các công ty tài chính tiêu dùng như thế nào để họ có thể phát huy tốt vai trò của mình trong việc lành mạnh hóa thị trường tài chính tiêu dùng còn nhiều dư địa phát triển như hiện nay?
Các công ty tài chính tiêu dùng là tổ chức kinh doanh tiền tệ chuyên nghiệp, bài bản, vì vậy nên để họ và thị trường quyết định phương thức giải ngân đối với từng sản phẩm. Nếu các cơ quan quản lý thấy cần đặt ra hạn chế, thì cần có lộ trình và phải phù hợp với mặt bằng thực tế.
Đồng thời, cơ quan quản lý vẫn hoàn toàn có thể kiểm soát rủi ro đối với hoạt động tín dụng này bằng một loạt công cụ như yêu cầu chuẩn hóa quy định nội bộ; bảo đảm các tỷ lệ giới hạn an toàn; giám sát, chấn chỉnh kịp thời sai phạm.
Ngoài ra, nên tận dụng kinh nghiệm phát triển tài chính tiêu dùng của các công ty tài chính có yếu tố ngoại. Thị trường tài chính tiêu dùng rất cần thúc đẩy phát triển mạnh để góp phần lành mạnh hóa thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam và hấp dẫn các nhà đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.