'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Chia sẻ tại hội thảo diễn đàn bất động sản công nghiệp Việt Nam 2020, GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho rằng cơ hội FDI vào Việt Nam đã xuất hiện trước dịch Covid-19, tuy nhiên “nhờ” có đại dịch này mà xu hướng càng trở nên mạnh mẽ hơn, nghĩa là cơ hội vàng hơn và cũng có kích cầu.
Cơ hội là cực kỳ lớn nhưng ông Võ đặt vấn đề: "Làm gì để nắm bắt cơ hội là cả một chuyện lớn”.
Theo ông Võ, cách quản lý khu công nghiệp ở Việt Nam hiện nay rất yếu, thậm chí có thể nói là còn “bao cấp”.
“Một khu công nghiệp ra đời đều phải 3 lần Thủ tướng ký, 4 lần xin ý kiến của các bộ”, ông Võ viện dẫn và cho rằng thủ tục hành chính các khu công nghiệp vẫn còn nặng nề.
GS Võ cho biết lúc đầu chúng ta quan niệm khu công nghiệp là rất quan trọng, cần phải quản chặt. Tuy nhiên, ông cho rằng quản lý chặt là để thúc đẩy phát triển chứ không phải như hiện nay nhà nước càng quản chặt thì sự phát triển của các khu công nghiệp càng bị “teo” lại.
"Phải đẩy ra thị trường thì nó mới lớn được", GS Võ nói.
GS Võ cũng cho rằng cần phải có sự thay đổi về cách tiếp cận. Việt Nam chỉ cần có quy hoạch, rồi từ đó đưa quy hoạch ra để thị trường làm tất cả.
“Nếu chúng ta không thay đổi thì sẽ lệch về tư duy khi các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam”, ông nhấn mạnh.
Cũng theo ông Võ, Việt Nam phải mở cửa hơn nữa thị trường bất động sản công nghiệp. “Hệ thống pháp luật của chúng ta đã chuẩn bị sẵn sàng để đón đại bàng chưa. Tôi cho rằng là chưa”, GS Võ nói.
Nguyên do là theo ông Võ, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) vừa mới thông qua, Luật Xây dựng sửa đổi một số điều và một số luật có liên quan, Luật Đất đai "vẫn nằm chình ình ra đấy thì làm sao người ta tin được".
Ông Vũ Tú Thành, Phó giám đốc điều hành khu vực, Hội đồng kinh tế Hoa Kỳ - ASEAN, cho rằng không phải doanh nghiệp cứ rời khỏi Trung Quốc là vào ngay Việt Nam. “Họ nhìn vào ASEAN, Ấn Độ. Ấn Độ có tính cạnh tranh rất cao”, ông Thành nói.
Theo nhìn nhận của ông Thành, khu vực ASEAN chưa có một nền kinh tế đơn lẻ nào đủ sức có thể thay thế Trung Quốc làm chuỗi cung ứng toàn cầu mà phải liên kết với nhau lại.
Cũng theo ông Thành, nếu chỉ “chăm chăm” đón các tập đoàn lớn hay gọi là “đại bàng” thì các khu công nghiệp còn lại sẽ có khả năng dư thừa. Do vậy cũng cần hướng tới thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong chuỗi cung ứng. Có như vậy tỷ lệ hấp thu các khu công nghiệp mới đảm bảo được.
Theo ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), giá đất khu công nghiệp đang tăng quá cao. "Trước khoảng 100 USD thấy cao rồi, hôm vừa rồi có người nói 150 USD”, ông Hoàng cho rằng điều này ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ của các khu công nghiệp.
Theo ông Hoàng, muốn mời “đại bàng” đến thì phải có sẵn nguồn lực đất đai. Tuy nhiên hiện nay quỹ đất đang thu hẹp lại dần, thêm vào đó giá lại càng cao.
Ths. Trần Quốc Trung, Phó vụ trưởng Vụ quản lý các khu kinh tế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho biết đến cuối tháng 5 năm 2020, cả nước có 561 khu công nghiệp bao gồm cả các khu công nghiệp trong quy hoạch chung xây dựng các khu kinh tế có trong quy hoạch đã được phê duyệt với tổng diện tích khoảng 201.000ha (chiếm 0,6% tổng diện tích đất cả nước). Trong đó 374 khu công nghiệp đã được thành lập với diện tích khoảng 114.400ha (chiếm 56,9% tổng diện tích quy hoạch) và 259 khu công nghiệp chưa thành lập với diện tích khoảng 86.600ha (bao gồm 55.800ha của 187 khu công nghiệp có trong quy hoạch nhưng toàn bộ diện tích chưa thành lập và 30.800ha của 72 khu công nghiệp mới thành lập một phần). |
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.