Đột nhập Làng Đại học Đà Nẵng quy hoạch 'treo' suốt 27 năm
(VNF) - Dự án ở địa phần Đà Nẵng đến nay đã được giải phóng mặt bằng trên một diện tích lớn và vẫn còn một số hộ dân. Những căn hộ dời đi mặt bằng đã được đập để bàn giao mặt bằng sạch.
Trước mắt, cần điều chỉnh để xoá bỏ các rào cản, phù hợp với xu thế quản lý, phát triển trong thời kỳ mới, tạo ra động lực và nguồn lực to lớn để phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh. Theo đó, có nhiều việc phải làm (về chế độ sở hữu; về quy hoạch và kế hoạch, chế độ sử dụng đất; về giao đất, cho thuê đất, thu hồi, bồi thường tái định cư; về chính sách tài chính đất đai, đấu thầu; về vai trò của các tổ chức đảng và hệ thống chính trị...), trước mắt cần tập trung vào một số các giải pháp cụ thể sau:
Cần làm rõ hai chức năng cơ bản của Nhà nước đối với đất đai đó là: (1) Chức năng đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đất đai; (2) Chức năng nhân danh quyền lực công để thực hiện thống nhất quản lý đất đai giống như quản lý xã hội trong các lĩnh vực khác.
Để thực hiện chế độ sở hữu toàn dân về đất đai trong điều kiện kinh tế thị trường, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới ở Việt Nam thì chính sách pháp luật đất đai cần tiếp tục hoàn thiện các quy định một cách khoa học, rõ ràng, cụ thể về quyền và trách nhiệm của Nhà nước trong việc thực hiện 2 chức năng trên, bảo đảm sự tách bạch và rõ ràng trách nhiệm chức năng đại diện chủ sở hữu đất đai của Nhà nước với chức năng thống nhất quản lý nhà nước về đất đai.
Vấn đề giá đất, chuyển mục đích sử dụng đất cần được Nhà nước quản lý chặt chẽ, đặc biệt là đất nông nghiệp và đất đô thị vì hai loại đất này có sự biến động rất lớn trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hạn chế tình trạng các cơ quan nhà nước có thẩm quyền lạm quyền, tiêu cực, chuyên quyền độc đoán trong việc quyết định số phận pháp lý của đất đai, tiềm ẩn nguy cơ tham nhũng, đồng thời “làm mờ nhạt” vai trò chủ sở hữu đất đai của toàn dân.
Về phạm vi điều chỉnh của Luật đất đai trong hệ thống các văn bản pháp luật liên quan về quản lý, sử dụng đất đai.
Để đảm bảo pháp luật được ổn định, lâu dài, phù hợp tính thực tiễn của từng địa phương, không bị lỗi thời, Luật Đất đai chỉ nên là Luật khung quy định những vấn đề lớn, quản lý chung tầm vĩ mô. Các quy định cụ thể mang tính nghiệp vụ giao Chính phủ quy định tại các nghị định và triển khai tại các thông tư hướng dẫn của bộ chuyên ngành.
Cần hoàn thiện các quy định về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất. Đổi mới, nâng cao tính liên kết, đồng bộ giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng, quy hoạch ngành, lĩnh vực khác có sử dụng đất theo hướng quy hoạch sử dụng đất phải tổng hợp, cân đối, phân bổ hợp lý, sử dụng hiệu quả đất đai cho các ngành, lĩnh vực, vùng lãnh thổ và đơn vị hành chính.
Quy hoạch xây dựng và quy hoạch ngành, lĩnh vực có sử dụng đất phải phù hợp với các chỉ tiêu, tiến độ sử dụng đất được phân bổ trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Quy hoạch đất đô thị cần được đặc biệt quan tâm thực hiện theo Luật Quy hoạch đô thị đã có hiệu lực. Nhà nước cần triển khai các công cụ tài chính có hiệu quả cũng như triển khai xây dựng Luật Đô thị trong thời gian tới, các văn bản về sử dụng không gian ngầm và nâng cao chất lượng hạ tầng đô thị.
Khi giá nhà đất tăng cao, việc sử dụng quỹ đất công để phục vụ cho dịch vụ công ngày càng cao thì cần điều chỉnh vấn đề thuế. Nhà nước cần sửa đổi các quy định về giao đất, cho thuê đất và nhà ở cho người thu nhập thấp, thuê mua nhà ở xã hội...
Tăng cường kiểm tra, giám sát thống nhất từ Trung ương đến địa phương trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Quản lý chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất có rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.
Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.cần nghiên cứu bổ sung quy định về chế độ sử dụng đất, việc giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất các dự án thực hiện theo hình thức đối tác công tư theo Luật Đầu tư để khai thác các nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội (Pháp luật Đất đai hiện hành chưa có quy định cụ thể đối với hình thức này).
Nghiên cứu chế độ, cơ chế sử dụng đất đối với một số loại hình mới phù hợp với thực tiễn phát triển đất nước như codotel, officetel, hometel...; Chế độ sử dụng đất, việc giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất các dự án thực hiện theo hình thức đối tác công tư theo Luật Đầu tư.
Có cơ chế, chính sách mạnh mẽ, hiệu quả hơn nữa để thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng, thu hút nguồn lực đầu tư để phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp, dịch vụ, du lịch đồng bộ với cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội để khai thác tiềm năng đất đai.
Từng bước thực hiện di dời các cơ sở sản xuất, đặc biệt các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, không phù hợp với quy hoạch vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp... ra khỏi trung tâm đô thị, nhất là các thành phố lớn, để khai thác, sử dụng đất có hiệu quả theo quy định, hạn chế ô nhiễm môi trường, giảm ùn tắc giao thông.
Tập trung hoàn thiện hệ thống quản lý tài chính về đất đai, giá đất. Nhà nước chủ động điều tiết thị trường bất động sản thông qua việc đổi mới chính sách tài chính về đất đai, nhất là chính sách thuế. Xây dựng cơ chế tăng cường, đa dạng hoá các nguồn vốn cho quỹ phát triển đất.
Rà soát các chính sách ưu đãi về thuế, bảo đảm công bằng, thống nhất, đơn giản, thuận tiện, chống thất thu thuế. Có chính sách, mức thu hợp lý để nuôi dưỡng nguồn thu, khuyến khích sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả. Nhà nước thực hiện chính sách thuế luỹ tiến đối với các dự án đầu tư chậm hoặc bỏ hoang không đưa đất vào sử dụng đúng thời hạn theo quy định của pháp luật.
Thuế sử dụng đất và thuế tài nguyên môi trường cần được triển khai để bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước. Nhà nước cần tìm giải pháp kiềm chế lạm phát để từng bước hạn chế tăng giá bất động sản. Nhà nước hoàn thiện các quy định về bồi thường và giải phóng mặt bằng. Nhà nước cần điều tiết về tài chính đối với phần giá trị tăng thêm từ đất mà không do người sử dụng đầu tư.
Nghiên cứu ban hành thuế bất động sản (đối tượng chịu thuế phải bao gồm cả đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất). Người sử dụng nhiều diện tích đất, vị trí đất có giá trị cao, nhiều nhà ở, đất bỏ hoang, đất đã giao, đã cho thuê, nhưng chậm đưa vào sử dụng thì phải chịu mức thuế cao hơn.
Thực hiện nghiêm Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế thu nhập cá nhân, trong đó có thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, không thực hiện việc thu thuế theo mức khoán.
Mô hình tổ chức bộ máy quản lý đất đai ở Việt Nam trong thời gian tới cần nghiên cứu tổ chức theo mô hình quản lý thống nhất từ trung ương tới địa phương, dựa trên ứng dụng chuyển đổi số vào xây dựng hệ thống thông tin đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai.
Mô hình tổ chức, bộ máy quản lý địa chính, quy hoạch, giá đất, gắn với hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia được quản lý đồng bộ, thống nhất, bảo mật cao cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, theo thời gian thực từ trung ương tới địa phương là tiền đề để đổi mới hệ thống quản lý đất đai, từng bước thực hiện hạch toán tài nguyên đất, ứng dụng chuyển đổi số trong công tác quản lý nhà nước theo định hướng của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước, vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội với đất đai
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội và toàn dân trong việc giám sát, phản biện xã hội thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai để kiểm soát việc thực thi quyền lực của các cơ quan nhà nước, tạo sự đồng thuận của nhân dân trong các khâu từ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giải phóng mặt bằng, giao đất cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất... Bảo đảm sự quản lý thống nhất của Nhà nước cấp Trung ương về đất đai, đồng thời phân cấp phù hợp cho địa phương, có chế tài xử lý nghiêm các hành vi vi phạm chính sách, pháp luật về đất đai.
(VNF) - Dự án ở địa phần Đà Nẵng đến nay đã được giải phóng mặt bằng trên một diện tích lớn và vẫn còn một số hộ dân. Những căn hộ dời đi mặt bằng đã được đập để bàn giao mặt bằng sạch.