Mục tiêu bán dẫn Việt Nam: Thu 100 tỷ USD, 300 DN thiết kế, 3 nhà máy chế tạo chip

Ngọc Lưu - 22/09/2024 14:11 (GMT+7)

(VNF) - Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định ban hành Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050.

Theo đó, Việt Nam định hướng phát triển công nghiệp bán dẫn đến năm 2050 theo lộ trình 3 giai đoạn.

Quy mô doanh thu đạt trên 100 tỷ USD/năm vào 2050

Giai đoạn 1 từ năm 2024 - 2030, sẽ tận dụng lợi thế địa chính trị, nhân lực về công nghiệp bán dẫn, thu hút FDI có chọn lọc, phát triển trở thành một trong các trung tâm về nhân lực bán dẫn toàn cầu, hình thành năng lực cơ bản trong tất cả các công đoạn từ nghiên cứu, thiết kế, sản xuất, đóng gói và kiểm thử của công nghiệp bán dẫn.

Giai đoạn 2 từ năm 2030 - 2040 sẽ trở thành một trong các trung tâm về công nghiệp bán dẫn, điện tử toàn cầu; phát triển công nghiệp bán dẫn, điện tử kết hợp giữa tự cường và FDI.

Giai đoạn 3 từ năm 2040 - 2050 sẽ trở thành quốc gia thuộc nhóm các quốc gia đi đầu trên thế giới về công nghiệp bán dẫn, điện tử; làm chủ nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực bán dẫn, điện tử.

Với 3 giai đoạn nêu trên, Chính phủ cũng đặt ra các mục tiêu cụ thể. Trong đó, giai đoạn 1 (2024 - 2030) sẽ thu hút đầu tư FDI có chọn lọc, hình thành ít nhất 100 doanh nghiệp thiết kế, 1 nhà máy chế tạo chip bán dẫn quy mô nhỏ và 10 nhà máy đóng gói, kiểm thử sản phẩm bán dẫn; phát triển một số sản phẩm bán dẫn chuyên dụng trong một số ngành lĩnh vực.

Trong giai đoạn này, quy mô doanh thu công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam đạt trên 25 tỷ USD/năm, giá trị gia tăng tại Việt Nam đạt từ 10 - 15%; quy mô doanh thu công nghiệp điện tử tại Việt Nam đạt trên 225 tỷ USD/năm, giá trị gia tăng tại Việt Nam đạt từ 10 - 15%.

Quy mô nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam giai đoạn này sẽ đạt trên 50.000 kỹ sư, cử nhân có cơ cấu, số lượng phù hợp, đáp ứng nhu cầu phát triển.

Trong giai đoạn 2 (2030 - 2040), Việt Nam sẽ phát triển công nghiệp bán dẫn kết hợp giữa tự cường và FDI, hình thành ít nhất 200 doanh nghiệp thiết kế, 2 nhà máy chế tạo chip bán dẫn, 15 nhà máy đóng gói, kiểm thử sản phẩm bán dẫn, từng bước tự chủ về công nghệ thiết kế, sản xuất sản phẩm bán dẫn chuyên dụng.

Lúc này, quy mô doanh thu công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam đạt trên 50 tỷ USD/năm, giá trị gia tăng tại Việt Nam đạt từ 15 - 20%; quy mô doanh thu công nghiệp điện tử tại Việt Nam đạt trên 485 tỷ USD/năm, giá trị gia tăng tại Việt Nam đạt từ 15 - 20%.

Đồng thời, quy mô nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam đạt trên 100.000 kỹ sư, cử nhân có cơ cấu, số lượng phù hợp, đáp ứng nhu cầu phát triển.

Với giai đoạn 3 (2040 - 2050), Việt Nam sẽ hình thành ít nhất 300 doanh nghiệp thiết kế, 3 nhà máy chế tạo chip bán dẫn, 20 nhà máy đóng gói, kiểm thử sản phẩm bán dẫn, làm chủ nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực bán dẫn.

Quy mô doanh thu công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam lúc này đạt trên 100 tỷ USD/năm, giá trị gia tăng tại Việt Nam đạt từ 20 - 25%; quy mô doanh thu công nghiệp điện tử tại Việt Nam đạt trên 1.045 tỷ USD/năm, giá trị gia tăng tại Việt Nam đạt từ 20 - 25%. Quy mô nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam có cơ cấu, số lượng phù hợp, đáp ứng nhu cầu phát triển.

Đào tạo 50.000 nhân lực đại học phục vụ ngành vào 2030

Cũng liên quan đến ngành công nghiệp bán dẫn, Phó Thủ tướng Lê Thành Long cũng vừa ký quyết định phê duyệt Chương trình "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050".

Theo Quyết định, mục tiêu chung là đến năm 2030, Việt Nam đào tạo, phát triển đội ngũ nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn có chất lượng, tập trung vào công đoạn thiết kế vi mạch bán dẫn, đóng gói và kiểm thử vi mạch bán dẫn; từng bước nắm bắt công nghệ trong công đoạn sản xuất bán dẫn; trong đó đào tạo được ít nhất 50.000 nhân lực có trình độ từ đại học trở lên phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn trong tất cả các công đoạn của chuỗi giá trị trong ngành công nghiệp bán dẫn.

Đến năm 2050, Việt Nam có đội ngũ nhân lực mạnh, gia nhập vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu; đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam cả về chất lượng và số lượng.

Mục tiêu cụ thể, phấn đấu đến năm 2030 sẽ đào tạo ít nhất 50.000 nhân lực có trình độ từ đại học trở lên phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn, trong đó, đào tạo ít nhất 42.000 kỹ sư, cử nhân; có ít nhất 7.500 học viên thạc sĩ và 500 nghiên cứu sinh; đào tạo ít nhất 15.000 nhân lực trong công đoạn thiết kế, ít nhất 35.000 nhân lực trong công đoạn sản xuất, đóng gói, kiểm thử và các công đoạn khác của ngành công nghiệp bán dẫn; đào tạo ít nhất 5.000 nhân lực có chuyên môn sâu về trí tuệ nhân tạo phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn.

Bên cạnh đó, đào tạo chuyên sâu về công nghiệp bán dẫn cho 1.300 giảng viên của Việt Nam giảng dạy tại các viện nghiên cứu, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở hỗ trợ đào tạo và doanh nghiệp.

Căn cứ khả năng cân đối, ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư để hình thành, nâng cấp và hiện đại hóa 4 phòng thí nghiệm bán dẫn dùng chung cấp quốc gia và các phòng thí nghiệm bán dẫn cấp cơ sở phục vụ đào tạo nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn tại khoảng 18 cơ sở giáo dục đại học công lập ở 3 miền Bắc, Trung và Nam.

Đến năm 2050, phấn đấu đáp ứng đủ nhu cầu tại Việt Nam về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn trong tất cả các công đoạn của chuỗi giá trị. Các cơ sở đào tạo, đặc biệt các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam đủ năng lực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam.

Cùng chuyên mục
Xây dựng Tự Lập: Tăng vốn thần tốc, ‘đấu đâu thắng đó’ tại Phú Thọ

Xây dựng Tự Lập: Tăng vốn thần tốc, ‘đấu đâu thắng đó’ tại Phú Thọ

(VNF) - Chỉ trong vòng hơn 10 năm, Công ty TNHH Xây dựng Tự Lập đã tăng vốn “thần tốc” từ hơn 10 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng. Đi kèm với sự lớn mạnh đó là doanh nghiệp này liên tục trúng loạt gói thầu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ với giá trị lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng.

Kỷ nguyên lãi suất cao mang lại 1.100 tỷ USD 'lợi nhuận bất ngờ' cho các ngân hàng Mỹ

Kỷ nguyên lãi suất cao mang lại 1.100 tỷ USD 'lợi nhuận bất ngờ' cho các ngân hàng Mỹ

(VNF) - Một phân tích dữ liệu chính thức của tờ Financial Times (FT) cho thấy các ngân hàng Mỹ đã kiếm được khoản lợi nhuận bất ngờ (windfall profits) lên tới 1.100 tỷ USD từ thời kỳ lãi suất cao kéo dài hai năm rưỡi của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Hé lộ tiềm lực của ông chủ ‘biệt phủ’ lộng lẫy nhất Cà Mau

Hé lộ tiềm lực của ông chủ ‘biệt phủ’ lộng lẫy nhất Cà Mau

(VNF) - Căn "biệt phủ" biệt thự lộng lẫy nhất Cà Mau là địa chỉ trụ sở của Công ty Nam Á Star, doanh nghiệp chỉ tập trung kinh doanh màng bạt.

Nợ thuế 274 tỷ, Công ty Nguyên Xá bị cưỡng chế ngưng sử dụng hóa đơn

Nợ thuế 274 tỷ, Công ty Nguyên Xá bị cưỡng chế ngưng sử dụng hóa đơn

(VNF) - Cục Thuế Thái Bình quyết định cưỡng chế bằng biện pháp ngưng sử dụng hóa đơn đối với Công ty TNHH Đầu tư và phát triển nhà ở Nguyên Xá do đơn vị này nợ thuế hơn 274 tỷ đồng.

Bán tín chỉ carbon: Không chỉ có rừng và lúa

Bán tín chỉ carbon: Không chỉ có rừng và lúa

(VNF) - Nước ta có khoảng 14,7 triệu hecta rừng, mỗi năm hấp thụ trung bình gần 70 triệu tấn carbon. Bên cạnh rừng, ngành nông nghiệp có nhiều tiềm năng, có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm, đặc biệt là trong canh tác lúa, cây ăn quả, thậm chí từ canh tác rong biển.

Giá cao, giao dịch đóng băng, đấu giá đất ở Khánh Hòa ế khách

Giá cao, giao dịch đóng băng, đấu giá đất ở Khánh Hòa ế khách

(VNF) - Theo Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Khánh Hòa, thị trường bất động sản đang trong thời kỳ đóng băng, giá đất cao, chưa có các chính sách để thu hút nhà đầu tư… là những nguyên nhân khiến việc đấu giá đất chậm tiến độ.

Chuỗi cung ứng toàn cầu ngày càng khắt khe, Việt Nam cần hành động kịp thời

Chuỗi cung ứng toàn cầu ngày càng khắt khe, Việt Nam cần hành động kịp thời

(VNF) - Chuyên gia ADB cho rằng, thách thức lớn nhất của Việt Nam là hành động kịp thời. Mặc dù, đã có những định hướng, chủ trương lớn phù hợp với xu thế, thực tế phát triển môi trường pháp lý và các chính sách thúc đẩy phát triển và chuyển dịch kinh tế xanh, tài chính xanh vẫn còn chậm, thiếu đồng bộ và chưa kịp thời.

Siêu dự án của Bitexco tại khu tứ giác ‘kim cương’ ở TP. HCM lại ‘có biến’ lớn

Siêu dự án của Bitexco tại khu tứ giác ‘kim cương’ ở TP. HCM lại ‘có biến’ lớn

(VNF) - The Spirit of Saigon là dự án phức hợp 6 sao rộng 8.600 m2 tại khu tứ giác trung tâm quận 1, đối diện chợ Bến Thành và gồm 4 mặt tiền là Phạm Ngũ Lão, Phó Đức Chính, Lê Thị Hồng Gấm và Calmette. Chính vì thế, trên thị trường BĐS, dự án này còn có tên gọi khác là “Tứ giác kim cương”.

FED giảm lãi suất: Chứng khoán Việt lợi đủ đường, mơ về mốc 1.300 điểm

FED giảm lãi suất: Chứng khoán Việt lợi đủ đường, mơ về mốc 1.300 điểm

(VNF) – Giới phân tích đánh giá cao lợi ích từ việc FED giảm lãi suất 0,5%, cho rằng điều này sẽ tác động tích cực đến nền kinh tế - tài chính trong nước.

Loạt 'đại bàng' Samsung, Amkor, Foxconn... rót thêm hàng tỷ USD vào Bắc Ninh

Loạt 'đại bàng' Samsung, Amkor, Foxconn... rót thêm hàng tỷ USD vào Bắc Ninh

(VNF) - Hàng loạt quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, biên bản ghi nhớ... đã được Bắc Ninh trao cho các doanh nghiệp, với tổng vốn đầu tư hơn 5,5 tỷ USD.