Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Năm 2023 - Một năm nhiều dấu ấn
2023 là một năm đầy thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung, ngành thuốc lá và Vinataba nói riêng. Tuy nhiên, với tinh thần vượt khó, Tổng công ty đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp ngay từ đầu năm để ổn định hoạt động nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Kết quả là đa số các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh chính trong năm 2023 của Tổng công ty đều vượt tiến độ kế hoạch và có tăng trưởng.
Cụ thể, sản lượng xuất khẩu đạt 1.675 triệu bao, bằng 124% kế hoạch và tăng 23,8% so với năm trước. Kim ngạch xuất khẩu ước thực hiện đạt 252 triệu USD, bằng 134,9% kế hoạch và tăng 28,6% so với năm trước. Tổng doanh thu toàn Tổng công ty ước thực hiện năm 2023 đạt 110,3% KH và tăng 9,7%. Nhờ vậy, lợi nhuận trước thuế đạt 129,7% KH và tăng 2,7%. Nộp ngân sách cả năm ước đạt 13.968 tỷ đồng, bằng 101% KH.
Về công tác đầu tư, trong năm 2023, toàn Tổng công ty đã thực hiện 30 dự án (trong đó có 3 dự án nhóm B và 27 dự án nhóm C). Tổng giá trị đầu tư xây dựng của toàn Tổng công ty năm 2023 ước đạt 248 tỷ đồng (trong đó, xây lắp: 93,5 tỷ đồng; thiết bị: 108,4 tỷ đồng; khác: 46,4 tỷ đồng), đạt 70% kế hoạch và bằng 147% so với năm trước.
Nhìn chung, các dự án đầu tư trong toàn Vinataba đều thực hiện theo đúng quy định của nhà nước trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng, đảm bảo hiệu quả và mục tiêu đầu tư, đáp ứng yêu cầu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Các dự án đều được thực hiện giám sát đầu tư định kỳ, báo cáo bộ, ngành và cập nhật trên hệ thống thông tin quốc gia đúng thời hạn và đúng quy định.
Về công tác cơ cấu lại doanh nghiệp, thực hiện Quyết định 360/QĐ-TTg ngày 17/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc Đề án “Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2021-2025” và các văn bản khác của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC), Tổng công ty đã tiếp thu, giải trình ý kiến của các bộ, ngành và hoàn thiện đề án cơ cấu lại Tổng công ty giai đoạn 2021-2025. Hiện Đề án đã được Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doạnh nghiệp phê duyệt.
Tổng công ty cũng đã xây dựng và báo cáo Ủy ban Kế hoạch sắp xếp lại Tổng công ty giai đoạn 2022-2025 theo phương án riêng: “Duy trì Công ty mẹ - Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam là công ty TNHH MTV do nhà nước năm giữ 100% vốn điều lệ trong giai đoạn 2022-2025”. Đến nay, Kế hoạch sắp xếp lại Tổng công ty theo phương án riêng trong giai đoạn 2022-2025 đang được Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt theo thẩm quyền.
CMSC đã ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam. Trên cơ sở đó, Tổng công ty đã chỉ đạo các công ty con do Tổng công ty nắm giữ 100% vốn điều lệ, các đơn vị phụ thuộc triển khai thực hiện việc rà soát, sửa đổi, bổ sung điều lệ tổ chức và hoạt động của các đơn vị phù hợp với điều lệ của Tổng công ty.
“Trải qua một năm 2023 đầy khó khăn, Vinataba đã xuất sắc ngược dòng với những kết quả ấn tượng: doanh thu vượt 10,3% kế hoạch, tăng 9,7%; lợi nhuận trước thuế vượt 29,7% kế hoạch, tăng 2,7%; nộp ngân sách vượt 1% kế hoạch, đạt 13.968 tỷ đồng. Trong năm 2023, Tổng công ty đã đầu tư 30 dự án, tổng giá trị đầu tư ước đạt 248 tỷ đồng, tăng 47% so với năm trước. Các dự án đều thực hiện theo đúng quy định của nhà nước trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng, đảm bảo hiệu quả và mục tiêu đầu tư, đáp ứng yêu cầu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh” |
Sẵn sàng cho những thách thức năm 2024
Năm 2024, tình hình kinh tế trong nước và quốc tế vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Đối với ngành sản xuất kinh doanh thuốc lá, năm 2024, dự kiến giá nguyên liệu nội địa tăng 2% - 14% tùy chủng loại, nguyên liệu nhập khẩu tăng từ 8% - 40% tùy chủng loại. Điều này sẽ khiến chi phí sản xuất của Tổng công ty tăng lên. Trong khi đó, cạnh tranh trong ngành tiếp tục diễn ra gay gắt, hoạt động xuất khẩu cũng chưa có những yếu tố thuận lợi.
Dù vậy, Tổng công ty vẫn quyết tâm đặt mục tiêu duy trì chỉ tiêu sản xuất kinh doanh tăng trưởng, phấn đấu nộp ngân sách mục tiêu là 14.342 tỷ đồng (bằng 102,7% so với năm 2023).
Để đạt được kế hoạch đề ra, Tổng công ty kiến nghị Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành liên quan xem xét chưa áp dụng bổ sung thuế tiêu thụ đặc biệt tuyệt đối mà tiếp tục áp dụng phương pháp tương đối (theo tỷ lệ %) đối với mặt hàng thuốc lá điếu, xì gà; lộ trình tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) sớm nhất từ năm 2025 trở đi. Đối với sản phẩm thuốc lá thế hệ mới, Tổng công ty đề xuất chỉ áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với điếu thuốc hoặc nguyên liệu, dung dịch của thuốc lá thế hệ mới, không áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với phần thiết bị sản phẩm.
Với CMSC, Tổng công ty kiến nghị xem xét hỗ trợ phê duyệt điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn đầu tư Chương trình tổng thể đầu tư di dời và dự án đầu tư dây chuyền chế biến sợi công suất 6 tấn/giờ của Công ty Thuốc lá Thăng Long và chấp thuận cho Tổng công ty đầu tư bổ sung vốn điều lệ số tiền 500 tỷ đồng cho công ty. Đồng thời, CMSC sớm xử lý vướng mắc về phương án sử dụng đất để Tổng công ty sớm bàn giao Công ty Thực phẩm Miền Bắc sang công ty cổ phần, hoàn thành công tác cổ phần hóa.
Với Bộ Công Thương, Tổng công ty kiến nghị tiếp tục xem xét, đề xuất sửa đổi nội dung quy định của Nghị định số 67/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của các nghị định liên quan đến quản lý kinh doanh thuốc lá phù hợp với điều kiện hoạt động thực tế của ngành thuốc lá Việt Nam; đề xuất trình Chính phủ chính sách quản lý các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới và cơ chế thí điểm nhập khẩu, phân phối sản phẩm thuốc lá thế hệ mới tại Việt Nam; chấp thuận cho Tổng công ty được thí điểm thực hiện nhập khẩu và sản xuất kinh doanh sản phẩm thuốc lá thế hệ mới và sớm ban hành chính sách quản lý sản phẩm.
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.