Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Từ 01:00 (giờ địa phương) ngày 31/8, đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 vận chuyển khí đốt từ Nga sang Đức đã chính thức ngừng hoạt động để bước vào thời gian bảo trì. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ không có khí đốt chảy tới châu Âu cho tới (01:00) ngày 3/9, theo thông báo của nhà cung cấp năng lượng Gazprom của Nga.
Trước đó, Nga cắt giảm dòng chảy qua đường ống xuống 40% công suất vào tháng 6 và 20% vào tháng 7, làm dấy lên lo ngại về nguồn cung cho châu Âu và khiến giá năng lượng tại khu vực này liên tục tăng cao.
Gazprom cũng đã cắt nguồn cung cấp cho một số quốc gia châu Âu như Bulgaria, Đan Mạch, Phần Lan, Hà Lan và Ba Lan, đồng thời giảm dòng chảy qua các đường ống khác kể từ khi triển khai "hoạt động quân sự đặc biệt" ở Ukraine và vướng phải các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Cùng ngày Nord Stream 1 chính thức bước vào giai đoạn bảo trì, Gazprom cũng đưa ra thông báo mới về việc sẽ đình chỉ hoàn toàn việc cung cấp khí đốt cho công ty điện lực lớn của châu Âu Engie (ENGIE.PA) kể từ ngày 1/9 do tranh chấp về hợp đồng.
Trong thông báo, Gazprom cho biết Engie của Pháp đã không thanh toán đầy đủ cho các chuyến giao hàng khí đốt vào tháng 7.
"Về vấn đề này, Gazprom Export đã thông báo cho Engie về việc ngừng cung cấp hoàn toàn khí đốt bắt đầu từ ngày 1/9/2022, cho đến thời điểm nhận được thanh toán đầy đủ cho lượng khí đốt mà mình đã cung cấp", trích thông báo của nhà cung cấp Nga.
Engie, công ty nắm giữ 9% cổ phần của Nord Stream, từ chối bình luận trước thông tin này. Trước đó, công ty cho biết nguồn cung cấp của Gazprom sẽ bị siết chặt hơn nữa nhưng không đưa ra thông tin chi tiết.
Động thái mới từ phía Moscow càng làm gia tăng mối lo ngại về nguồn cung năng lượng mùa đông của châu Âu.
Các chính phủ châu Âu lo ngại Moscow có thể kéo dài thời gian ngừng hoạt động để trả đũa các lệnh trừng phạt của phương Tây áp đặt sau cuộc chiến tại Ukraine và cáo buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin sử dụng nguồn cung cấp năng lượng như một "vũ khí chiến tranh". Tuy nhiên, Điện Kremlin phủ nhận điều này.
Các hạn chế hơn nữa đối với nguồn cung cấp khí đốt của châu Âu sẽ làm gia tăng cuộc khủng hoảng năng lượng đã khiến giá khí đốt bán buôn tăng vọt hơn 400% kể từ tháng 8 năm ngoái, tạo ra một cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt cho người tiêu dùng và doanh nghiệp và buộc các chính phủ phải chi hàng tỷ đồng để giảm bớt gánh nặng.
Xem thêm >> Cựu Phó chủ tịch Saudi Aramco: EU không có giải pháp thay thế năng lượng Nga
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.