Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Nga đang phải vật lộn với các vấn đề kinh tế trong nhiều năm qua, thậm chí trước cả khi đại dịch Covid-19 bùng phát.
Một tin tích cực là theo Bộ Phát triển Kinh tế Nga, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong quý II/2021 của Nga tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước. Bước nhảy vọt này là nhờ sự phục hồi nhanh chóng của các ngành kinh tế chủ chốt và thị trường lao động. Trong khi đó, tỷ lệ lạm phát của Nga được giữ ở mức một con số.
Tuy nhiên, đây mới là những ước tính sơ bộ. Đánh giá chính xác có thể sẽ kém tích cực hơn. Ví dụ, tăng trưởng GDP gia tăng có thể được giải thích bởi cơ sở so sánh thấp của năm ngoái. Đối với lạm phát, Nga có nhiều tiêu chí cơ cấu phức tạp hơn.
Trong bất cứ trường hợp nào, lạm phát gia tăng cùng với thu nhập liên tục giảm sẽ tạo thêm áp lực lên người dân nước này. Nga đang tìm cách giảm lạm phát và giải quyết các thách thức khác, trong khi cố gắng đạt được sự ổn định trước cuộc bầu cử vào tháng Chín. Trong vài năm qua, Nga đã có thể duy trì tình trạng “lạm phát tăng từ từ” mà người dân và các nhà hoạch định chính sách đều cảm thấy thoải mái, nhưng điều này cũng không bền vững.
Mục tiêu lạm phát của ngân hàng trên cơ sở hàng năm là gần 4%. Kể từ năm 2020, tốc độ tăng giá cả đã vượt mục tiêu nói trên. Tỷ lệ lạm phát đã lập mức cao kỷ lục trong vòng 5 năm qua khi mức tăng giá tiêu dùng trong tháng 6/2021 đạt 6,5%. Theo Bộ Phát triển Kinh tế Nga, lạm phát tại nước này - phản ánh qua mức tăng giá trong thị trường nội địa - chịu ảnh hưởng phần lớn của thị trường lương thực thế giới.
Ví dụ, một vụ thu hoạch bội thu thường có nghĩa là giá lúa mỳ rẻ hơn, nhưng trong năm ngoái, giá lúa mỳ tại Nga bắt đầu tăng do giá lúa mỳ thế giới tăng. Nga đã phải áp thuế đối với xuất khẩu ngũ cốc để kiềm chế sự tăng giá trên thị trường nội địa.
Mặc dù không phải là quốc gia có ảnh hưởng lớn nhất trong thương mại quốc tế, song Nga vẫn là nước dẫn đầu trong một số thị trường hàng hóa nhất định và là động lực của thương mại khu vực. Moskva cũng cố gắng duy trì vị thế là nhà cung cấp năng lượng đáng tin cậy cho châu Âu và châu Á, chủ yếu dựa trên cơ sở hạ tầng sẵn có.
Điều này cũng mang lại cho Moskva đòn bẩy nhất định trong các vấn đề chính trị và kinh tế. Về mặt này, cơ cấu danh mục thương mại của Nga vẫn không thay đổi. Nga xuất khẩu một số hàng hóa (chủ yếu là hydrocacbon, nguyên liệu thô, vũ khí và thực phẩm) và vẫn phụ thuộc vào doanh thu từ dầu mỏ, chiếm một phần đáng kể trong ngân sách và dự trữ ngoại hối.
Bên cạnh đó, hàng hóa nhập khẩu quan trọng nhất của Nga là máy móc và thiết bị, hóa chất, thực phẩm và nguyên liệu thô. Giá của tất cả những mặt hàng này đều tăng lên.
Trong quý đầu tiên của năm 2021, giá của các sản phẩm nhập khẩu tăng tới 15%. Mặc dù Moskva đã đưa ra các chính sách thay thế nhập khẩu, nhưng điều này không thực sự làm giảm bớt những ảnh hưởng của giá cả hàng hóa nhập khẩu trong nền kinh tế Nga.
Mặt khác, đồng tiền suy yếu cũng là một nguyên nhân truyền thống gây ra lạm phát, do giá hàng hóa nhập khẩu tăng. Bất chấp giá dầu tăng, đồng ruble của Nga vẫn yếu. Nga mở rộng nguồn cung tiền thông qua việc cung cấp các khoản vay hàng loạt đã gây ra nhiều vấn đề.
Thu nhập cá nhân đã liên tục giảm trong vài năm và trong quý I/2021, mức giảm thu nhập hàng năm của người dân Nga lại tăng nhanh. Nhiều người Nga dường như đang cố gắng bù đắp điều đó bằng các khoản vay.
Điều đáng lưu ý là những vấn đề này đã quen thuộc với Nga từ lâu. Mặc dù đã đưa ra rất nhiều đổi mới, nhưng nền kinh tế Nga vẫn hoạt động chưa hiệu quả và điều đó phản ánh bằng sự chênh lệch giữa các khu vực sản xuất. Lực lượng lao động của nước này cũng kém hiệu quả so với các nước lớn khác.
Sản lượng trên mỗi người lao động vẫn thấp hơn vài lần so với Mỹ và Liên minh châu Âu (EU). Nền kinh tế bóng tối (các hoạt động kinh tế không nằm dưới sự giám sát) và sự kém phát triển của thị trường tài chính cũng tạo rủi ro lạm phát gia tăng.
Tóm lại, tình trạng giá cả toàn cầu đi lên do nhu cầu trên thế giới tăng cao đã gây áp lực lên xu hướng tăng giá hàng hóa tiêu dùng. Điều này trở thành một vấn đề cấp bách với Nga, bởi Moskva sẽ không thể nhanh chóng đối phó với lạm phát như nhiều nước khác.
Tất nhiên, Nga không bị đe dọa bởi nguy cơ sụp đổ hay siêu lạm phát trong tương lai gần. Nhưng ở một quốc gia có thu nhập thực tế không tăng, hộ gia đình chi tiêu tới 50% thu nhập cho thực phẩm và là đối tác thương mại chính của các quốc gia nghèo hơn trong khu vực, lạm phát có thể là một vấn đề tiềm ẩn khó quản lý đối với Moskva.
Nga đang phải đối mặt với một lựa chọn khó khăn: Đảm bảo tăng trưởng kinh tế khi lạm phát tăng hoặc giữ lạm phát ở mức thấp nhưng có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng. Moskva có xu hướng lựa chọn biện pháp mang lại lợi ích trong ngắn hạn, do đó, giá một số mặt hàng đã giảm nhẹ nhờ thuế xuất khẩu.
Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách Nga cần quan tâm đến vấn đề đầu tư trong nước và tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế để có thể kiềm chế lạm phát và hướng tới tăng trưởng chất lượng cao và bền vững./.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.