Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Việt Nam hiện có 88,5 triệu tài khoản ngân hàng. Riêng hệ thống thanh toán của NHNN xử lý 17 tỷ USD/ngày. Đến cuối năm 2019, giao dịch qua kênh internet tăng 64% về số lượng và 37% về giá trị. Hiện có đến 65% giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) đã được miễn và giảm phí trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát vừa qua.
Theo Vụ Thanh toán NHNN, giá trị giao dịch qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng trong ba tháng đầu năm 2020 tăng trên 21% so với cùng kỳ 2019. Tổng số lượng giao dịch qua hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử trong 3 tháng đầu năm 2020 tăng 81,32% về số lượng và tăng 145,32% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019. Trong 20 ngày đầu tháng 4/2020, giá trị giao dịch trung bình qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng tăng 8,85% so với cùng kỳ năm trước.
Cũng theo thống kê của NHNN, kết thúc năm 2019, cả nước có 78 ngân hàng cung cấp dịch vụ Internet Banking và 49 ngân hàng có triển khai mobile banking. Thanh toán qua hai kênh Internet và điện thoại di động đang tăng nhanh cả về số lượng lẫn giá trị giao dịch.
Để "cổ súy" cho TTKDTM, có ngân hàng đã giảm phí giao dịch từ 7.000 đồng/lượt xuống còn 0 đồng, trên 50% ngân hàng đã giảm phí. Hiện, tỷ trọng các giao dịch không dùng tiền mặt dưới 2 triệu đồng chiếm đến 70% giao dịch thanh toán.
Theo NAPAS, người tiêu dùng cũng đang dịch chuyển từ rút tiền mặt tại các ATM sang thanh toán không dùng tiền mặt. Theo đó, tỷ trọng giao dịch tại ATM qua hệ thống này đã giảm 20% trong năm 2019 trong khi tỷ trọng giao dịch thanh toán liên ngân hàng từ 26% trong năm 2018 lên 48% năm 2019.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 654/QĐ-NHNN phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025. Kế hoạch đặt ra các mục tiêu cụ thể cần đạt được vào năm 2025 như: 55% dân số tham gia mua sắm trực tuyến với giá trị mua hàng hoá và dịch vụ trực tuyến đạt trung bình 600 USD/người/năm; thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đạt 50%, trong đó thanh toán thực hiện qua các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán chiếm 80%...
Tại Sacombank, trong 4 tháng đầu năm nay, doanh số thanh toán thương mại điện tử tăng 35% so với cùng kỳ 2019 và chiếm 35% tổng số thanh toán bình quân tháng. Hiện Sacombank đang triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các dịch vụ cho thương mại điện tử như: cổng thanh toán thẻ kèm tính năng 3D secure, tăng bảo mật cho các giao dịch online; dịch vụ "card on file" cho phép lưu trữ thông tin thẻ dưới dạng mã hóa tokenization. Ngoài ra còn có thanh toán QR trên trang thương mại điện tử và đặc biệt là thanh toán mPOS dành cho các shipper nhằm giảm tỉ lệ COD (giao hàng nhận tiền mặt).
Khách hàng cá nhân có thể thực hiện mở thẻ tín dụng Sacombank ngay trên ứng dụng di động Sacombank Pay và sẽ nhận được thẻ nhựa trong vòng 7 ngày làm việc kể từ khi duyệt cấp thẻ và 5 phút sau khi được duyệt cấp thẻ phi vật lý, khách hàng có thể tra cứu và sử dụng thông tin thẻ trên Sacombank Pay để giao dịch thanh toán trực tuyến… T
rong sự kiện ngày không tiền mặt năm nay, Sacombank dành ngân sách lên đến 20 tỷ đồng cho các chương trình khuyến mãi, ưu đãi cho người dùng.
Hình minh họa
Ngân hàng tự động TPBank LiveBank cũng vừa chính thức cập nhật thêm tính năng nhận diện khuôn mặt. Theo đó, vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, chỉ mất chưa đầy 3 giây, TPBank LiveBank đã có thể nhận diện được chính xác thông tin của khách hàng và cũng chỉ mất chưa tới 1 phút cho các giao dịch còn lại mà không cần mang theo thẻ hay giấy tờ tùy thân.
HDBank đã ký kết hợp tác với TradeAssets và là một trong những đơn vị tiên phong tham gia kết nối và xử lý các giao dịch tài trợ thương mại trên nền tảng ứng dụng blockchain, giúp ngân hàng linh hoạt trong cung cấp sản phẩm dịch vụ cũng như đa dạng hoá các quan hệ đại lý.
Vietbank phối hợp với NAPAS và các đơn vị vận hành giao thông nội đô tại thành phố Hồ Chí Minh (xe buýt nhanh, xe buýt nội đô, đường sắt trên cao, tàu điện ngầm…) vận hành ứng dụng tiêu chuẩn cơ sở cho thẻ chip nội địa (VCCS) do Ngân hàng Nhà nước ban hành để triển khai các giải pháp thanh toán giao thông bằng thẻ nội địa NAPAS không tiếp xúc. Vietbank và NAPAS sẽ phối hợp với các bên liên quan bao gồm Sở giao thông, Ủy ban nhân dân TPHCM để xây dựng kế hoạch và phương án triển khai phù hợp với địa phương trong Quý 3, Quý 4 năm nay.
Với thông điệp "thẻ chip nội địa một chãm thanh toán thuận tiện an toàn", chuỗi hoạt động khuyến mại của NAPAS trong tuần lễ vàng hưởng ứng Ngày không tiền mặt 2020 sẽ kéo dài từ 16/6 đến 30/6, nhằm khuyến khích khách hàng chuyển đổi và trải nghiệm tính năng thanh toán bằng thẻ chip nội địa NAPAS của các ngân hàng. Chuyển đổi thẻ chip là một trong những mục tiêu lớn của NHNN, tính đến hết Quý 1 năm 2020, NAPAS đã hoàn thành chứng nhận tuân chuẩn thẻ chip nội địa cho 26 Ngân hàng, 09 đơn vị/hãng cung cấp phôi thẻ, 05 đơn vị/hãng cung cấp thiết bị chấp nhận thẻ.
NAPAS đang xúc tiến việc phối hợp với các đơn vị cung cấp dịch vụ giao thông công cộng để thử nghiệm việc sử dụng thẻ chip "không tiếp xúc - Contactless" của ngân hàng (thẻ thanh toán 1 chạm) để thanh toán các dịch vụ như bus, metro,.. tương tự như vé điện tử tại các các quốc gia tiên tiến như Anh, Singapore…
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.