Ngân hàng Nhà nước siết hoạt động cho vay, giải ngân của công ty tài chính

Khánh Huyền - 04/04/2019 19:26 (GMT+7)

Thời gian qua, theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước (NHHN), công ty tài chính đã giúp người dân có cơ hội tiếp cận vốn vay nhiều hơn. Tuy nhiên, với việc đòi nợ kiểu xã hội đen, đe dọa người vay khi trả nợ và thao túng lãi suất cắt cổ, cho vay tiềm ẩn rủi ro nợ xấu của nhiều công ty tài chính, đã đến lúc cơ quan quản lý thấy cần siết chặt, kiểm soát hoạt động này hơn.

VNF
Ngân hàng Nhà nước siết hoạt động cho vay, giải ngân của công ty tài chính.

Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến dự thảo sửa đổi thông tư số 43/2016/TT-NHNN quy định về cho vay tiêu dùng của công ty tài chính (CTTC), một số nội dung đáng chú ý bao gồm: quy định về các hình thức giải ngân cho vay tiêu dùng của công ty tài chính, điều kiện giải ngân trực tiếp với khách hàng vay và giới hạn cho vay bằng tiền mặt của CTTC.

Theo Công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS), việc đưa ra các quy định để kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các công ty tài chính tiêu dùng là cần thiết khi cho vay giải ngân trực tiếp là loại hình vay tín chấp, thủ tục nhanh và không cần chứng minh mục đích vay, là phân khúc dễ phát triển dư nợ, nhưng rủi ro cao và khó kiểm soát mục đích sử dụng vốn vay.

Đặc biệt trong môi trường cạnh tranh gia tăng, các công ty tài chính tiêu dùng sẽ đẩy mạnh tỷ trọng cho vay tiền mặt trong danh mục tín dụng để nhanh chiếm lĩnh thị phần.

VCBS cho rằng đứng trên góc độ của nhà điều hành, dự thảo này thể hiện mục tiêu xuyên suốt là giữ tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý đối với các phân khúc có tính rủi ro cao. Đứng trên góc độ quản trị rủi ro, để đảm bảo cho vay tiêu dùng phát triển bền vững, lành mạnh, hiệu quả, NHNN đưa ra các quy định cho vay tiêu dùng giải ngân trực tiếp cho khách hàng vay nên hướng đến khách hàng đã vay tại công ty tài chính và có lịch sử trả nợ tốt là hoàn toàn hợp lý.

Nhóm phân tích cũng chỉ rõ: NHNN đã đưa thông điệp rõ ràng rằng nhà điều hành đang trong quá trình nỗ lực đẩy lùi tín dụng đen, nhưng không vì vậy mà các công ty tài chính tiêu dùng có thể nới lỏng chế độ quản trị rủi ro tín dụng. Các công ty tài chính vẫn phải tuân thủ các quy định an toàn của hệ thống ngân hàng để đảm bảo tăng trưởng trong dài hạn.

Bên cạnh đó, việc thắt chặt các quy định về cho vay tại CTTC phần nào tạo ra cơ hội cho các hình thức cấp tín dụng mới khác mới xuất hiện tại Việt Nam như cho vay ngang hàng (P2P). Mặc dù hình thức này chưa chính thức có khung pháp lý cụ thể nhưng NHNN đã thể hiện động thái nghiên cứu và có khả năng sẽ chính thức được công nhận và đưa vào khuôn khổ pháp luật trong tương lai gần.

Thời gian qua, theo đánh giá của NHHN, các công ty tài chính đã giúp người dân có cơ hội tiếp cận vốn vay nhiều hơn. Tuy nhiên, với việc đòi nợ kiểu xã hội đen của nhiều công ty tài chính, cho vay tiềm ẩn rủi ro nợ xấu , đã  đến lúc cơ quan quản lý thấy cần siết chặt, kiểm soát hoạt động này hơn.

Theo TPO
Cùng chuyên mục
Tin khác
Khu chợ hơn 300 tỷ chịu cảnh 'chết yểu' ở Lạng Sơn

Khu chợ hơn 300 tỷ chịu cảnh 'chết yểu' ở Lạng Sơn

(VNF) - Dù được đầu tư hàng trăm tỉ đồng, song Trung tâm thương mại - chợ Đồng Đăng lại rơi vào cảnh đìu hiu, hoang vắng ngắt. Cả khu thương mại lớn được đầu tư xây dựng bề thế nay đã phải đóng cửa.